Buổi trò chuyện KHAI PHÁ CUỘC SỐNG

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng vì sao có những khi bạn không lý giải được những điều mình quyết định, những điều mình chọn lựa hoặc tự bạn không hài hòa được giữa những suy nghĩ và hành động trong cuộc sống của chính bạn? 

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng cùng một xuất phát điểm giống nhau chúng ta lại gặt hái những kết quả hoàn toàn khác nhau hay về đích vào những thời điểm không giống nhau? Hoặc giả những người xuất phát sau vẫn có thể đạt được thành công sớm hơn?

Có bao giờ bạn ngạc nhiên vì sao có những người luôn vui vẻ, hài lòng, lại có những người vẫn mãi bi quan, bế tắc hoặc luôn không thỏa mãn với cuộc sống đang có?

Có bao giờ bạn tin chắc rằng mình đã thấu hiểu chính mình, con người và cuộc sống xung quanh?
...

Hãy đến và chia sẻ cùng chúng tôi về những cảm nhận của chính bạn tại buổi trò chuyện KHAI PHÁ CUỘC SỐNG do dự án TH tổ chức. Tại chương trình, chúng ta sẽ cùng nhau mở những lớp vỏ bí mật để khám phá những món quà đặc biệt của cuộc sống đang còn ẩn giấu.
  • Thời gian: 18h30 thứ Ba, ngày 30/08/2011.
  • Địa điểm: Sẽ email cụ thể cho các bạn đăng ký.
  • Phí tham dự: 50,000đ (đã bao gồm nước uống)

Các bạn quan tâm, vui lòng gửi thông tin đăng ký (bao gồm Họ tên, email, điện thoại liên lạc) qua email admin@khaiphabanthan.vn. Thời hạn đăng ký: đến hết 24h Chủ nhật, ngày 28/08/2011.

Hẹn gặp lại các bạn tại chương trình!

Trân trọng,
Ban điều hành dự án TH

Cha mẹ Singapore vung tiền dạy con hành xử

Không khạc nhổ nơi công cộng. Bỏ rác vào thùng. Tiểu tiện đúng nơi quy định. Nói tiếng Anh đúng cách.

Ở Singapore, trẻ em lên 3 đã được dạy những kỹ năng hành xử trong các lớp học đắt tiền.


Singapore trở nên nổi tiếng với những chiến dịch do chính phủ đầu tư nhằm giải phóng xã hội khỏi những thói quen xấu từ quá khứ kiệt quệ, nhưng các bậc phụ huynh nước này còn tự “nâng cấp” ở mức độ cao hơn.

Lớp học nghi thức hành xử đắt tiền để biến các cô, cậu bé thành các quý bà và quý ông đích thực đang ngày càng trở nên phổ biến với người dân Singapo vốn không bằng lòng với những lớp học bale hay dương cầm truyền thống.

“Tôi nhận thấy rằng tốt nhất nên giáo dục con trẻ trước khi những thói quen xấu có cơ hội tiến triển, và những kỹ năng này sẽ luôn đồng hành cùng chúng trong suốt cuộc đời", Eunice Tan, giảng viên kiếm nhà tư vấn Học viện nghi thức hiện đại Image Flair nói. 

“Những kỹ năng trẻ học được ở các lớp giao tiếp xã hội sẽ còn lại tới lúc trẻ trưởng thành và phát huy ảnh hưởng trong suốt cuộc đời còn lại của trẻ", bà nhấn mạnh.

Khi tăng trưởng kinh tế vượt bậc biến Singapore thành một trong những xã hội giàu có nhất thế giới thì các nhà bình luận và quan chức chính phủ vẫn thừa nhận rằng, người dân Singapo chưa bắt kịp các nghi thức đi trước. 

Với đặc thù tổ chức vào các kỳ nghỉ tháng 6 và tháng 12, những lớp học hành xử dành cho trẻ em không hề rẻ, mỗi giờ học ước tính từ 30 tới 48 đôla Singapore (tương đương 22 tới 35 USD). Tuy vậy, vẫn có nhiều phụ huynh đủ khả năng đáp ứng mức học phí đó. Theo Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người ở Singapore đứng ở mức 35.924 USD năm ngoái, biến nước này thành quốc gia giàu thứ 33 trên thế giới.

Tan, người tổ chức các lớp học với mỗi lớp chỉ có 10 học viên cho hay, bà phải mở lớp mới trong dịp nghỉ hè vì tất cả các lớp đều kín người đăng ký trước, khác xa hoàn toàn so với khởi đầu khiêm tốn từ 4 năm trước đây.

Các bài học phân thành ba mức, mở đầu bằng bài dạy trẻ lên 3 cách chào hỏi mọi người. Mức hai dạy văn hóa hành xử qua điện thoại cũng như các kỹ năng kiểm soát sự giận dữ và khóa học cao nhất truyền đạt những giá trị như tính trung thực và tính trách nhiệm. 

“Sau khoá học, trẻ em lại háo hức thể hiện những phong cách hành xử mới trước cha mẹ, gia đình và bạn bè, là những kỹ năng mời dùng bữa, sự khoan dung chia sẻ với anh chị em trong nhà và tình cảm với vật nuôi”, bà Tan cho biết. 
Nhưng không phải cha mẹ nào cũng quan tâm tới cách hành xử xã hội của con em mình, Elaine Heng, sáng lập viên của công ty tư vấn hình ảnh cùng tên - nơi cung cấp các lớp học tương tự nói. Công ty của Heng còn giới thiệu các lớp học ăn mặc và hành xử cho các trường học và tổ chức với sự tham gia của 2.000 học viên.

“Sẽ dễ dàng hơn nhiều với bên thứ ba, như chúng tôi, để dạy học viên các nghi thức xã hội vì nhiều bậc phụ huynh có lẽ không biết bắt tay vào giải quyết việc này như thế nào”. 

Agnes Koh thuộc công ty đào tạo Nghi thức và Hình ảnh Quốc tế cho rằng, thiếu hành xử xã hội phù hợp có thể là kết quả từ việc quá tập trung vào việc học tập. “Nhiều cha mẹ đang tự đua tranh với nhau để biến con cái thành những cỗ máy ghi điểm thành tích trong giáo dục. Tính ôn hoà và khiếm tốn đã bị suy giảm”.


  • Huy Tuấn (Theo Thejakartaglobe)
  • Nguồn: VietNamNet

5 triết lý sống giúp thành công

05 Triết lý sống góp phần làm nên thành công trong cuộc đời của một con người :

Thành công có rất nhiều định nghĩa của thành công. Và con người thì mỗi người mỗi khác. Nên vì thế thành công trong cuộc đời của một con người là tùy thuộc vào từng con người, và mức độ thỏa mãn của người đó. Ở đây, tôi sẽ xét vấn đề theo một khía cạnh rõ ràng là: triết lý sống góp phần làm nên “thành công” trong cuộc đời của một con người “lớn” – “vĩ đại” – “người”. Triết lý thành công của những con người suy nghĩ “lớn” sẽ khác với triết lý thành công của những con người suy nghĩ “nhỏ”.

1. Sống là không chờ đợi
Cuộc sống của chúng ta là cố gắng và lao động. Sự nghỉ ngơi hoàn toàn chỉ chờ chúng ta trong những nấm mồ.
F.Đê-xtô-ep-xki
Năm tháng đi tới không phải trả tiền. Chỉ có thời gian quá khứ là phải trả giá.
X. Vruplepxki
Khi bạn thích hay muốn làm một công việc gì đó thì hãy làm đi. Đừng chờ đợi, vì thời gian sẽ qua đi và cơ hội cũng sẽ mất đi. Có những điều sẽ chỉ đến một lần trong cuộc đời bạn mà thôi.
Lý luận về sự an toàn, hay cần nhiều thêm thông tin để quyết định. Đều là những lý luận đúng, nhưng ta phải biết sự kết hợp cần thiết, phải có được cảm giác để phân định được ranh giới đúng-sai, nên hay không nên.
Hãy làm đi ! Nhất là khi bạn còn trẻ, bạn có tuổi trẻ, bạn có thời gian, và quan trọng nhất là “bạn không có nhiều thứ để mất”, hãy cứ làm đi, đừng chờ đợi. Hãy làm những gì mà trái tim và khối óc của bạn mách bảo, hãy làm những gì mang lại lợi ích cho chính bản thân bạn và những con người quanh bạn. Đừng sợ thất bại !
Sẽ không có sự nghiệp lớn nếu không có thử thách lớn
Vontaire
Trong đời, có một điều tệ hại hơn thất bại là:không dám thực hiện.
F. Rudơven
Đủ, đầy, trọn vẹn … trên đời này không có quá nhiều thứ để bạn chờ đợi cho đến lúc nó “đủ, đầy, trọn vẹn..” . Cách để biết một hạt giống là tốt hay xấu, thì không có cách thử nào hoàn hảo nhất bằng việc trồng nó lên, và xem xét quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Chỉ trong quá trình hành động thì nhận thức con người mới được hoàn thiện và ngày càng hoàn hảo, chỉ có hành động chúng ta mới biết được việc đó là đúng hay sai, thất bại hay thành công. “Sống là không chờ đợi”

2. Sống để phụng sự xã hội và mang lại điều tốt đẹp hơn.
Người hoàn thiện nhất là người đã giúp ích cho nhân loại nhiều nhất.
Kinh Côran

Triết lý này sinh ra không phải như là một giải pháp để thành công hơn, tốt đẹp hơn. Không phải là phương cách “mang tên phụng sự xã hội” để mong xã hội “trả ơn”. Mà nó phải xuất phát từ tấm chân tình, từ thực tâm của những con người làm nên nó. Và “sự trả ơn” tốt đẹp này, có chăng đi nữa, cũng chỉ là hệ quả của “tấm chân tình” đó, “làm ơn há trông người trả ơn”, “sự trả ơn” của xã hội dành cho những con người này không phải là kết quả của hành động “sống để phụng sự xã hội và mang lại điều tốt đẹp hơn” mà nó là một “hệ quả”. Chúng ta phải hiểu được điều này, để tránh có những suy nghĩ khiến mình lệch lạc đi.
Hành động tốt mà âm thầm là hành động đáng quý nhất .
B. Pascal

Chúng ta có tình yêu thương chân thành, có tình yêu thương đồng loại, có lòng thương cảm, có sự quan tâm. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” – đây là những biểu hiện, những phẩm giá đáng trân trọng của một con người, chính nhờ long thương cảm này, đã khiến họ suy tư, ngẫm nghĩ, mang theo nhiều nỗi niềm của xã hội, của cộng đồng. Đốc thúc họ phải làm một điều gì đó, để tạo nên sự khác biệt, để cải biến và thay đổi. “Sống để phụng sự xã hội và mang lại điều tốt đẹp hơn” – đây chính là những suy nghĩ làm nên một nhà lãnh đạo, một nhà lãnh đạo là người có được sự tôn thờ, sự tôn trọng của xã hội, và chỉ có những con người biết “lo nỗi lo của thiên hạ” thì mới được sự tôn thờ và tôn trọng đó mà thôi.

“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”
A.Einstein

3. Hãy làm nhiều hơn nói.
Xã hội chỉ thừa nhận và tôn trọng những phẩm chất nào được chứng minh bằng việc làm. Ai không thể chứng minh điều đó thì không được xã hội biết đến và tôn trọng.
A.Hen-vê-ti-uýt
Nói thì rất là hay, nhưng cho dù nói ít hay nói nhiều đi chăng nữa… thì nói vẫn chỉ là nói suông, nếu như không có hành động thực tế để chứng minh, hoặc là nói quá nhiều nhưng làm thì quá ít. Xã hội hiện nay có quá nhiều người, quá nhiều điển hình chỉ giỏi nói mà không giỏi làm, chỉ giỏi “nổ” mà không giỏi “cày”.

Bởi vì chỉ có làm, con người mới tạo ra được giá trị thực cho xã hội, “lao động tạo ra giá trị”. Khi làm, con người sẽ hiểu biết nhiều hơn, nhận thức được sâu sắc vấn đề hơn, để từ đó đúc rút được kinh nghiệm, cải tiến và nâng cao sự hiểu biết. Chu Văn An - nhà trí thức có tầm nhìn sâu rộng, coi trọng việc học của quốc gia, dân tộc. Ông từng nói : ‘‘Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến được. Có biết mới làm, có làm mới biết, nhưng cái biết trong làm mới là cái biết sâu sắc nhất, thiết thực nhất”.
Hãy làm đi, để có thể kiểm nghiệm những gì mình nói, đúng – sai , phải – trái, đầy đủ hay chưa đầy đủ… chỉ có thể thông qua những việc làm cụ thể, những hành động cụ thể thì mới có thể xác minh được giá trị của nó. Hãy làm nhiều, và nói ít lại để cảm nhận được hạnh phúc - “Hạnh phúc là khi được đổ những giọt mồ hôi”, cảm nhận được sự nghỉ ngơi, cảm nhận được hơi thở của cuộc sống qua những hành động của mình.

Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong hoạt động mới có sự nghỉ ngơi.
Dai dan
Xã hội sẽ không coi trọng bạn là ai, bạn nói gì… họ chỉ coi trọng những việc mà bạn đã làm, bạn đã thực hiện và mang lại giá trị cho xã hội.

4. Con người sẽ không bao giờ cô độc khi đồng hành cùng lý tưởng của mình.

("They are never alone that are accompanied with noble thoughts" Sir Philip Sidney English poet, politician, & soldier)

Đây là một câu nói, một triết lý sống tuyệt vời. Có thể xem rằng, nó là cội rễ của mọi thành công, mọi điều vĩ đại trên thế giới này.
Mọi điều vĩ đại trên thế giới này, đều được tạo dựng nên từ những con người vĩ đại, và những con người vĩ đại là những con người “mạnh mẽ”, có đủ “sức lực và ý chí” để làm nên những điều to lớn , vĩ đại.
Trên con đường đời của mỗi người, chúng ta đang bước từng bước để hoàn thành mục tiêu và lý tưởng cuộc đời. Trên con đường này, đôi lúc ta cảm thấy buồn, ta có cảm giác cô đơn, ta mong muốn có được bạn, những người bạn – người mà ta tin tưởng, trông cậy – người sánh vai cùng ta, cùng sải bước trên hành trình chinh phục cuộc đời, người mà sẽ cười với ta khi ta đưa mắt liếc nhìn khi vẫn bước những bước chân tiến về phía trước, là điểm tựa của nhau.
“con người sẽ không bao giờ cô độc khi đồng hành cùng lý tưởng của mình” – câu nói này ở một đẳng cấp hoàn toàn khác , một bước vượt bậc của tinh thần độc lập – không bị lụy. Và những người có thể ngộ ra được điều này, hấp thụ nó và chính là nó là những con người cực kì mạnh mẽ.
Khi song hành cùng với những người bạn, nếu ta và bạn ai cũng mạnh như nhau, ai cũng tuyệt vời như nhau, thì đôi ta sẽ cùng sánh vai, tiến bước và tựa vào nhau để tiến lên phía trước. Nhưng con người không phải là “bất biến”, con người là một sinh vật có cảm xúc, có sức chịu đựng, con người có khả năng “thay đổi”. Một ngày nào đó, nếu người bạn của ta thay đổi, không còn muốn đi trên con đường của ta nữa, một ngày nào đó, nếu người bạn của ta ốm yếu, vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan v.v… mà bạn của ta không còn bước cùng ta nữa. Thì lúc này ta sẽ như thế nào? Đó có thể là một sự hụt hẫng vô cùng to lớn đối với chính ta trên con đường ta bước, nhẹ thì buồn bã, tâm tư nặng trĩu, đình trệ công việc.. nặng thì ta mất đi niềm tin, mất đi cả lý tưởng mà mình hằng đeo đuổi.
Song hành cùng con người với nhau, chúng ta sẽ nương tựa lẫn nhau, tôi là điểm tựa tinh thần cho bạn – và bạn là điểm tựa tinh thần cho tôi. Nhưng chính bởi vì là điểm tựa, nên vô tình nó đã là một áp lực, một sức nặng đè lên vai người bạn mà tôi song hành. Tôi muốn bạn của tôi cũng mạnh mẽ như tôi, tôi muốn bạn phải cống hiến nhiều hơn, tôi muốn … chính bởi vì tựa vào nhau như vậy, nhưng không ai có thể đảm bảo được rằng, vai của bạn tôi vẫn khỏe, hay mãi mãi khỏe mà sẽ có lúc mềm yếu, yếu đuối, xụi vai đi… thì ta mất đi điểm tựa. “Con người không phải là bất biến”
Nhưng – “lý tưởng cuộc đời” lại là một thứ “bất biến”, khi chúng ta đã xác định được lý tưởng sống của mình, và song hành cùng với lý tưởng đó, “thực sự song hành” – mà không cảm thấy cô đơn, cô độc thì lúc này ta đã đạt đến một đẳng cấp khác, một đẳng cấp mạnh mẽ hơn trong tư duy và suy nghĩ. Ta sẽ không còn phải lo nghĩ về người bạn của mình, không còn đặt lên vai họ một “điểm tựa” nữa, mà “điểm tựa” lúc này của ta là một thứ “bất biến” – là lý tưởng của mình. Ta sẽ không còn cảm thấy suy sụp , yếu đuối hay phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Ta đã không còn cảm thấy cô đơn, cô độc khi bước đi trên con đường mà mình đã lựa chọn, bởi vì song hành cùng với ta là một người bạn đáng tin cậy, một người bạn không bao giờ thay đổi - Lý tưởng sống – đức tin của chính ta.
Đồng thời, gánh nặng sẽ được giải tỏa trên đôi vai “bạn bè” của chúng ta. Những người bước trên cùng con đường với ta sẽ bước đi thoải mái hơn, vui tươi hơn và nhanh hơn … do không còn “bị đè” nặng vai.
Khi song hành cùng với lý tưởng, ta sẽ nhìn thấy được cuộc đời rộng hơn, to lớn hơn, có được một cách nhìn mới rõ ràng hơn. Ta sẽ cảm nhận được sự thoải mái, bao la và sự đúng đắn hơn trong quyết định, suy nghĩ.

Ai không có mục đích thì không thể thấy niềm vui trong trong bất kỳ công việc gì. Cần nhớ chúng ta tồn tại để làm gì và chúng ta đang cố đạt tới cái
Lêôpácdi

Tóm lại, đây là một triết lý sống tuyệt vời, với những ai đang muốn sống và đang sống để thực hiện lý tưởng cuộc đời mình.

5. Phản chiếu, ánh xạ và so sánh để mình tiến bộ hơn. Lúc mình nghĩ rằng mình đang thắng, thì có nghĩa là mình đang thua và ngược lại.

Bí quyết của sự thành công nếu có - đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình.
Henry Ford
Để tiến bộ hơn, việc học là điều cần thiết. Và một trong những phương pháp học hay nhất là học từ mọi người, học từ xã hội. Chúng ta phải biết lắng nghe và tiếp thu những cái mới, phải có tinh thần cầu tiến và nhẫn nại.

Muốn cầu tiến hơn người, ra đời phải biết ngước mặt nhìn lên. Vì nhìn xuống ta thấy hơn người, nhưng nhìn lên, ta chỉ là con số không vĩ đại
Francois Mauriac

Phải luôn luôn phấn đấu không ngừng nghỉ, không được để thói tự cao, tự đại xuất hiện trong suy nghĩ cuả chính chúng ta. Hằng ngày ta phải ánh xạ và so sánh với cuộc đời để hiểu thêm rằng, ta chỉ là một phần nhỏ của thế giới, để hiểu được cách sống tốt nhất trên cuộc đời này. Khi biết được mình là ai, định vị được bản thân mình so với thế giới này, ta sẽ biết mình nên làm gì và cần phải làm gì để đạt được những thành công mà mình mong muốn.

Nếu muốn thông minh , bạn hãy học cách hỏi hợp lý, cách chăm chú lắng nghe, cách trả lời thông minh và ngừng nói khi không còn gì nói nữa.
G. Lafata

Nguyễn Quang Hội
Nguồn: IPL Forum

Đừng bao giờ bỏ cuộc

Bạn có phải là người có nhiều tham vọng hay không? Nếu câu trả lời là có, tôi chắc hẳn không ít lần các bạn vấp ngã. Trong những lúc như thế, bạn làm gì? Để thành công và đạt được điều mình muốn thì bạn không được bỏ cuộc, phải vượt qua rào cản và nghịch cảnh. Tại sao ư? Bạn đọc bài viết sau đây để có câu trả lời
Mọi người rất hay hỏi tôi về bí quyết của thành công. Có rất nhiều thứ, nhưng đứng đầu danh sách của tôi là hai niềm tin:
1. Bạn cần phải là một người khao khát đấu tranh.
2. Người khao khát đấu tranh đó không bao giờ bỏ cuộc.
Qua nhiều năm tháng tôi hiểu được rằng thành công phần lớn đeo đuổi người ở lại khi mà những người khác đã bỏ đi.
Khi bạn nghiên cứu những người thực sự thành công bạn sẽ thấy rằng họ từng mắc phải nhiều lỗi lầm, nhưng khi họ bị gục gã thì họ gắng gượng dậy… và dậy…và dậy. Giống như chú thỏ Bunny trong quảng cáo pin Energiner tiếp tục đi…và đi… và đi.
Abraham Lincoln thất bại trong kinh doanh, thua cuộc trong nhiều cuộc bầu cử, bị người tình bỏ rơi và đã từng bị suy nhược thần kinh. Nhưng ông không bao giờ bỏ cuộc. Ông vẫn tiếp tục cố gắng và đối với nhiều người ông là vị tổng thống vĩ đại nhất. Chúng ta hãy xem thêm một số ví dụ sau:
- Cuốn sách về trẻ em đầu tiên của tiến sỹ Seuss đã bị 23 nhà xuất bản từ chối.
Michael Jordan đã từng bị loại khỏi đội tuyển bóng rổ của trường trung học.
- Henry Ford đã thất bại và bị phá sản năm lần trước khi đạt được thành công cuối cùng.
- Franklin D.Roosovelt đã bị quật ngã bởi bệnh nhiễm khuẩn làm viêm tuỳ sống đến bại liệt, nhưng ông không bao giờ chịu bỏ cuộc.
- Helen Keller, một người hoàn toàn điếc và mù, đã tốt nghiệp với lời khen ngợi của trường Đại học Radcliffe, và bà đã trở thành một nhà văn, một giảng viên nổi tiếng.
- Adam Clark đã phải nỗ lực 40 năm để viết lời chú giải Kinh Thánh.
- Ernest Hemingway đã chỉnh sửa tác phẩm Ông già và biển cả đến 80 lần trước khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản.
- Trường Đại học của Bern đã không chấp nhận luận văn tiến sỹ của Albert Einstein vì cho rằng luận văn đó không thiết thực.
Tôi yêu thích câu chuyện về người huấn luyện viên bóng rổ trường trung học, ông đã cố gắng thúc đẩy những cầu thủ giữ gìn phong độ trong suốt mùa giải cam go. Giữa mùa giải, ông đã đứng trước đội và nói: “Michael Jordan đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, toàn đội đáp lại: “Chưa!” Ông nói to: “Anh em nhà Wright thì thế nào? Họ đã bao giờ bỏ cuộc chưa?” “Chưa!”, toàn đội lại nói lớn. “MuhuammadAli đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, một lần nữa đội lại nói to: “Chưa!” “Elmer McAlister đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”
Yên tĩnh một lúc lâu, cuối cùng, một cầu thủ đã bạo dạn lên tiếng: “Ai là Elmer McAlister? Chúng tôi chưa từng nghe đến ông ấy”. Ngài huấn luyện viên trả lời ngay: “Tất nhiên là các bạn chưa từng nghe đến ông ấy – ông ấy đã bỏ cuộc!”
Các bạn có thể thấy, điều quan trọng là đừng bao giờ bỏ cuộc. Tôi biết một vận động viên đua ngựa trẻ tuổi đã thất bại tại cuộc đua đầu tiên của mình, cuộc đua lần thứ 200 và 250. Cuối cùng Eddie Arcaro có được chiến thắng ở vòng đua và trở thành một trong những vận động viên xuất sắc nhất của thời đại.
Even Babe Ruth được các nhà sử học về thể thao đánh giá là cầu thủ bóng chày xuất sắc nhất mọi thời đại nhưng ông cũng từng thất bại rất nhiều lần. Ông đã thua 1330 lần.
Winston Churchill, vốn là một người chưa bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đời nhiều thất bại của mình, ông đã đọc bài diễn văn ngắn nhất và hào hùng nhất chưa từng có trong lễ trao giải. Mặc dù ông đã mất ba năm mới qua được chương trình lớp tám vì gặp rắc rối với môn ngữ pháp tiếng Anh, nhưng sau này Churchill đã được vào thẳng trường đại học Oxford. Khi ông tiến lên bục cùng với điếu xì gà thương hiệu của mình, cây gậy ba toong, cái mũ trên chóp đầu, ông kêu lên: “Đừng bao giờ từ bỏ!”. Sau đó, ông ấy ngồi xuống.
Trích từ cuốn Pushing the Envelope của Harvey Mackay

Câu chuyện cho những ai đang tuyệt vọng

Cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Tạo hóa không cho ai tất cả và cũng không lấy của ai tất cả. Sự khác biệt chẳng qua chỉ do suy nghĩ của mỗi người về hoàn cảnh của mình mà thôi.
Có khi nào bạn đã trải qua những giây phút tuyệt vọng và cảm thấy đó là quãng thời gian “bi thảm” nhất của cuộc đời mình?
Tôi cũng đã từng có thời gian ở trong một hoàn cảnh như vậy, rất tuyệt vọng. Và khi đó, tôi có một hành động hết sức sai lầm mà đến giờ nghĩ lại, tôi thấy mình “thật điên rồ”. Bằng hành động đó, tôi đã có thể hủy hoại tương lai của chính mình.



5692264714 391b92fc47 Câu chuyện cho những ai đang tuyệt vọng

CÂU CHUYỆN CỦA TÔI

Cách đây 4 năm về trước, khi còn là một học sinh trung học, tôi là một học sinh khá mẫu mực, có bề dày về thành tích học tập. Bạn bè của tôi lúc đó đều rất ngưỡng mộ và tất nhiên, mọi người đều rất kỳ vọng ở tôi. Ngay bản thân tôi cũng hoàn toàn tin tưởng ở mình. Tuy nhiên, năm đó, tôi đã gặp liên tiếp 2 thất bại lớn và khiến tinh thần của tôi suy sụp nghiêm trọng. Thất bại thứ nhất là khi tham gia kỳ thi HSG vật lý cấp tỉnh, tôi đã không đạt thành tích gì ngay cả giải khuyến khích, trong khi trước đó một năm, khi tôi còn chưa có nhiều kiến thức như bấy giờ, tôi còn làm được hơn thế. Điều này đã đánh mất sự tự tin vốn có của tôi. Và nó thực sự là thảm họa khi tôi gặp phải “tai nạn” lần thứ 2.


Đó là khi tôi thạm dự kỳ thi đại học, tôi hoàn toàn tự tin, rất tự tin các bạn ạ. Bởi trước đó, tôi đạt 29/30 điểm ba môn thi khối A khi thi tốt nghiệp. Và vì tôi từng là một học sinh nổi bật trong số bạn bè cùng trang lứa nên ai cũng tin tưởng. Thế nhưng, tôi đã nhập cuộc không tốt và kết quả là tôi đã trượt các bạn ạ. Đó thật sự là cơn ác mộng vì khi đó tôi tự tin đến mức chỉ đăng ký thi một trường đại học duy nhất. Nó khiến bức tường “kiêu hãnh” của tôi sụp đổ hoàn toàn, tôi lâm vào bế tắc thật sự. Lúc đó, tôi chỉ mong có một giải pháp nào đó cho tôi thoát khỏi sự “xấu hổ” và mặc cảm với bạn bè, gia đình. Có lúc tôi đã nghĩ đến cái chết. Nghe thật kinh khủng phải không các bạn. Nhưng thật may mắn là tôi đã không thực hiện điều đó(nếu không tôi không thể ở đây ba hoa cùng các bạn được). Và người đã cứu tôi thoát khỏi suy nghĩ lầm lạc đó chính là cha tôi.

CÂU CHUYỆN CỦA CHA TÔI

Cha tôi là một người có nghị lực. Tôi tin chắc là như vậy. Ông đã từng kể cho cho tôi nghe về cuộc đời của mình. Khi còn là thời trai trẻ. Cái thời mà mọi thứ đều thiếu thốn. Ông bà nội tôi khi đó rất nghèo, mọi thứ lại chỉ trông chờ vào chính sách “bao cấp” của nhà nước. Khi đó, trong đầu của cha tôi đã có ý niệm “phải học thật tốt mới mong thoát nghèo” được. Cha tôi học rất khá, thật lạ lùng là cả tôi và cha đều học khá môn Vật lí, không biết có phải tôi được di truyền điều đó từ cha hay không?

Ông là một người rất tâm lý và hoàn toàn hiểu được cú sốc mà tôi đang chịu đựng. Ông đã khuyên tôi chỉ bằng một câu nói rất đơn giản. “Con chỉ thất bại khi con thực sự đầu hàng số phận”. Vâng, các bạn ạ, cha tôi còn nói nhiều điều khác nhưng đó là câu nói đã khiến tôi thức tỉnh thực sư. Và tôi bắt đầu làm lại “số phận” của tôi bằng chính những lời khuyên và sự cảm thông sâu sắc của cha.
5692279240 744f793a28 z Câu chuyện cho những ai đang tuyệt vọng
Cha tôi là người mặc comple - Ảnh chụp dịp thượng thọ bà nôi ở quê
Mặc dù điều kiện học tập khi đó rất khó khăn, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm (mà thật ra thường là sắn độn cơm chứ làm gì có đủ gạo mà được cơm trắng như bây giờ) thì nói chi đến chuyện mua sắm dụng cụ học tập. Tuy điều kiện khó khăn như thế, nhưng thành tích của cha tôi vẫn rất tốt. Vừa học, cha tôi vừa phải vác đất thuê để phụ giúp gia đình. Thời gian sau đó, ông phải đi bộ đội vì yêu cầu của tổ quốc. Ông vẫn tiếp tục học văn hóa khi ở trong quân ngũ. Và ông đã đậu khi thi vào trường sĩ quan quân đội.
Nhưng thật không may, khi xe vừa chở ông ra khỏi đơn vị để lên đường nhập học chưa được bao xa thì bị lật. Cha tôi bị văng xuống ruộng và bị cái xe đè lên chân trái. Lần đó ông gần như bị liệt vì bị cái xe đè quá lâu. Ông lỡ một lần đi học.
Sau khi ông xuất viện, cha tôi tiếp tục ôn thi và đậu vào trường sĩ quan không quân. Thật trớ trêu là số phận lại tiếp tục không mỉm cười với ông khi một lần nữa ông lại trễ học. Ông bị mắc kẹt trong cơn bão ở miền Trung và nhập học trễ mất một ngày. Cha tôi không được nhận.
Chán nản và nghĩ rằng mình không may mắn trong con đường học vấn nên cha tôi về nhà trở thành một anh nông dân. Tuy nhiên cuộc đời của cha tôi quả thật có rất nhiều sóng gió. Cha tôi lấy mẹ tôi và không may bà mắc bệnh nặng. Cha tôi đã phải làm việc rất vất vả để nuôi sống cả gia đình và lo thuốc thang chạy chữa cho mẹ. Hầu như kinh tế gia đình tôi đều sa sút đi mỗi ngày khi bệnh tình của mẹ tôi càng nặng.
Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng không có gì có thể đánh bại được cha tôi. Tuy nhiên, bất hạnh lớn nhất đã đến với ông. Khi mà ông bị mất toàn bộ tài sản vì chính người mẹ của tôi. Bà đã tiếp tay cho ông bác tôi và khiến cho cha tôi mất tất cả vì sự tráo trở của người mà bấy lâu tôi gọi bằng “bác”. Điều này đã làm cho tình cảm giữa cha mẹ tôi rạn nứt, và họ đã ly hôn. Tôi về sống với cha và bắt đầu theo cha vào Nam sinh sống.
Những ngày đầu thật là khó khăn, cha tôi không còn gì vì mọi thứ dường như đã mất sạch, chỉ còn mấy sào ruộng của hai cha con và ông cũng đã cho người ta thầu để lấy tiền làm vốn vào Nam lập nghiệp.


CÂU CHUYỆN TRONG SÁCH

Tôi cũng đã đọc được rất nhiều câu chuyện trong sách về nghj lực của con người. Một câu chuyện khiến tôi thích là câu chuyện kể về số phận của hai anh em trong một gia đình.

Bằng sự cần cù và nghị lực phi thường, cha tôi đã liên tục làm việc để nuôi dưỡng tôi và xây dựng lại “sự nghiêp”. Ông là người nông dân chất phác và chăm chỉ nhất mà tôi từng biết. Tôi được nuôi dưỡng bởi con người như thế và tôi hoàn toàn tự hào vì có một người cha như vậy. Hiện nay, cha tôi đã gây dựng được “thành quả” tốt hơn xưa rất nhiều. Nếu như tôi ở địa vị của ông, tôi không chắc mình có thể vượt qua được những khó khăn mà ông đã gặp phải. Ông là mẫu người “vượt qua số phận” đầu tiên mà tôi ngưỡng mộ.
Một ngày kém may mắn, gia đình nọ bỗng nhiên phát hỏa. Người ta chỉ cứu được hai anh em, mọi thứ đều đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Sau khi điều trị, người anh nhìn vào khuôn mặt của mình và kinh hoàng khi thấy nó thật quái dị. Toàn bị khuôn mặt của anh đã bị ngọn lửa hủy hoại. Anh ta đã bị sốc thật sự. Và anh đã không đủ can đảm để sống tiếp khi sợ sẽ bị người đời khinh miệt. Anh đã tự sát.
Người em khi tỉnh lại cũng rất bàng hoàng trước bộ mặt mới của mình, nhưng anh ấy không tuyệt vọng. Anh cảm thấy mình thật may mắn khi vẫn còn sống và anh sẽ phải làm điều gì đó để không lãng phí cuộc sống mà tạo hóa đã ban cho anh một lần nữa.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng anh cũng xin được làm lái xe tải cho một công ty vận tải. Và định mệnh đã làm cuộc đời anh thay đổi. Trong một ngày mưa gió, trong hành trình vận chuyển hàng hóa, anh đã cứu một người có ý định nhảy cầu tự tự. Người này là giám đốc một công ty lớn. Và để trả ơn cho anh, người đó đã mời anh cùng hợp tác khi biết được nghị lực phi thường của chàng thanh niên xấu số. Và từ đó, anh đã thay đổi, không còn là lái xe tải nữa mà đã trở thành giám đốc. Anh đã rất thành công. Nhờ vào ý chí và quyết tâm không đầu hàng số phận của mình.

CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG CON NGƯỜI PHI THƯỜNG KHÁC
Chắc hẳn bạn biết thầy Nguyễn Ngọc Ký, người bị liệt 2 tay khi lên 4 tuổi, 7 tuổi tập viết bằng chân. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Nếu như bạn ở vào hoàn cảnh của ông, bạn sẽ như thế nào? Nguyễn Ngọc Ký là con người nghị lực, người thầy đầu tiên viết bằng chân, chính gương của thầy đã khiến cho bao bạn trẻ khuyết tật khác vươn mình lên “vượt qua số phận”.
Nguyễn Công Hùng, một người thanh niên “dị dạng” nhưng đầy nghị lực. Với thân mình “không giống ai”, anh đã khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin, một điều mà rất nhiều người “bình thường” hơn anh không thể làm được.
Chắc chắn Lance Armstrong sẽ rất tuyệt vọng khi biết mình bị ung thư, nhưng anh vẫn đủ “bản lĩnh” vượt qua nó và 7 lần liên tiếp vô địch Tour de France.
Hay bạn có thể biết đến Nick Vujicic qua Youtube, một chàng thanh niên không có tứ chi nhưng vẫn rất yêu đời và làm được rất nhiều việc mà một người bình thường có thể làm được. Nếu là bạn, bạn có tuyệt vọng hay không?
Còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương “vượt qua số phận” khác mà bạn nên học tập nghị lực sống phi thường của họ.

CÂU CHUYỆN CỦA CHÍNH BẠN
Câu chuyện “vươn lên” của bạn cũng rất đáng giá. Tôi tin chắc rằng bạn cũng có không ít lần vượt qua “nghịch cảnh”, sau mỗi lần như thế, ý chí của bạn chắc sẽ tăng cao hơn rất nhiều.
Có thể câu chuyện của bạn cũng bình thường như câu chuyện của tôi, hoặc nó xứng đáng được tôn vinh như thầy Ký, anh Hùng v.v.. Vượt qua “chính mình” sẽ giúp bạn mau trưởng thành hơn rất nhiều. Đừng quá tuyệt vọng nếu như bạn lâm vào “nghịch cảnh”. Hãy tìm ra lời giải đáp thay vì hành động tiêu cực. Hãy nghĩ đến những con người thừa “bất hạnh” nhưng không thiếu “nghị lực” và tự hỏi xem, nếu họ ở hoàn cảnh bạn họ sẽ làm như thế nào?
Cuộc sống luôn tươi đẹp và bạn hãy tin rằng nó vẫn sẽ luôn là như thế.
Bài viết có mang chút màu sắc cá nhân tuy nhiên, tôi chỉ muốn chia sẻ và gửi với bạn một thông điệp rằng, chúng ta rất may mắn và hạnh phúc khi được tồn tại trên cõi đời này, hãy cố gắng sống thật tốt đẹp, đừng để chính suy nghĩ tiêu cực giết chết tương lai của chính bạn.
Chúng tôi chờ đợi những chia sẻ, những câu chuyện vươn lên của chính bạn hay người thân của bạn. Chúc bạn thành công.
Thành Trung

Quy tắc 10.000 giờ

Trong suốt gần một thế hệ, các nhà tâm lý học trên khắp thế giới đã tham gia vào cuộc tranh luận hăng say xung quanh câu hỏi: phải chăng hầu hết chúng ta có thể coi là đã được định hình từ xa xưa. Câu hỏi là thế này: có tồn tại thứ gì đó kiểu như tài năng bẩm sinh không? Lời đáp hiển nhiên là có.
Thành công chính là tài năng cộng với sự chuẩn bị. Và các nhà tâm lý học càng xem xét kỹ lưỡng hơn sự nghiệp của các nhân tài thiên bẩm bao nhiêu, thì vai trò của tài năng bẩm sinh dường như càng nhỏ bé hơn và vai trò của sự chuẩn bị dường như to lớn hơn bấy nhiêu.
Các nhà khoa học trên thế giới đã làm các nghiên cứu về các nhân tài và thiên tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc nghiên cứu những người chơi violin, nhà tâm lý học K. Anders Ericsson và hai đồng sự tại Học viện Âm nhạc danh giá của Berlin đã phát hiện ra rằng: khi bước vào lứa tuổi hai mươi, mỗi tài năng ưu tú đã có tổng cộng mười nghìn giờ, còn các giáo viên âm nhạc tương lai thì chỉ có hơn bốn nghìn giờ.
Ericsson và các đồng sự của ông sau đó đã so sánh các tay chơi dương cầm nghiệp dư với các nghệ sĩ dương cầm chuyên nghiệp. Hình mẫu tương tự lại nổi lên. Những người chơi nghiệp dư không bao giờ luyện tập nhiều hơn ba giờ một tuần trong suốt thời thơ ấu, và cho đến khi hai mươi tuổi, họ đã có tổng cộng hai nghìn giờ luyện tập. Ở phía còn lại, thời gian luyện tập của những nghệ sĩ chuyên nghiệp đã tăng lên rất nhiều, cho đến tuổi hai mươi, họ giống như các nghệ sĩ vĩ cầm, đã đạt tới mười nghìn giờ.
10000 hour Quy tắc 10.000 giờ Điều nổi bật trong nghiên cứu của Ericsson là ông và các đồng sự không thể tìm ra bất cứ “người có khiếu tự nhiên” nào, tức không có nghệ sĩ nào dễ dàng vươn tới đỉnh cao mà lại luyện tập chỉ bằng một phần nhỏ so với thời gian các bạn đồng trang lứa bỏ ra. Hay họ cũng không thể tìm ra bất cứ “kẻ cần cù” nào – những người làm việc chăm chỉ hơn tất cả kẻ khác, mà lại không hội tụ đủ những gì cần thiết để lọt vào top xuất sắc nhất. Nghiên cứu đã kết luận rằng một nghệ sĩ âm nhạc nào đó có đủ năng lực để bước vào một trường âm nhạc đỉnh cao, thì thứ để phân biệt một nghệ sĩ trình diễn với những người khác chính là anh ta/cô ta làm việc chăm chỉ đến đâu. Là vậy đấy. Hơn thế, những người ngự trên đỉnh cao không chỉ làm việc chăm chỉ hơn hay chăm chỉ hơn nhiều so với những người khác – Họ làm việc chăm chỉ hơn rất, rất nhiều, rất nhiều.
Ý tưởng rằng: để thực hiện hoàn hảo một nhiệm vụ phức hợp đòi hỏi một mức độ luyện tập tối thiểu mang tính then chốt đã xuất hiện trở đi trở lại trong các nghiên cứu về những tài năng chuyên môn. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu có một niềm tin tuyệt đối về mức thời gian cần thiết để đạt tới sự tinh thông thực sự, đó là con số kỳ diệu: mười nghìn giờ đồng hồ.
“Kết quả của những nghiên cứu đã chứng minh: mười nghìn giờ đồng hồ luyện tập là đòi hỏi bắt buộc để đạt được cấp độ tinh thông và khả năng trở thành một chuyên gia đẳng cấp thế giới – trong bất kỳ lĩnh vực nào”, bác sĩ chuyên khoa thần kinh học Daniel Levitin viết. “Trong những nghiên cứu khác nhau về các nhà soạn nhạc, cầu thủ bóng rổ, các cây bút sáng tác tiểu thuyết, vận động viên trượt băng, nghệ sĩ dương cầm, tuyển thủ cờ vua, những tên tội phạm lão luyện … hằng số này luôn trở đi trở lại. Tất nhiên, điều này không lý giải tại sao một số người lại thu hoạch được nhiều từ những buổi luyện tập hơn người khác. Nhưng cho tới nay chưa ai tìm thấy một trường hợp nào trong đó một tay lão luyện tầm cỡ thế giới lại đạt được mức hoàn thiện trong khoảng thời gian ngắn hơn. Có vẻ như não bộ phải mất chừng ấy thời gian hấp thu những gì nó cần để đạt tới sự tinh thông thực thụ.”
Malcolm Gladwell – trích trong Những kẻ xuất chúng

Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn chẳng phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó, nhưng bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì – và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.
Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”. Xét bề ngoài thì câu trả lời này rất có mục đích, nhưng nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt – những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó. Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.
Người hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công. Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì? Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào? Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.
Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz – một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn. Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn. Ông mơ ước có một chuỗi các cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.
Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công. Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem. Vậy kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của một chuỗi các cửa hàng mà Maranz quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua.”
Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay là ngày chấm dứt cuộc sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó. Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.
Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này hãy là người quyết định tương lai của mình.

Không ai sinh ra để thất bại

Hãy để tôi dành cho bạn một vài lời động viên. Không ai, không một người nào từng được sinh ra trên mặt đất, sinh ra để thất bại – hay để thành công một cách tự động. Chúng ta tự bảo mình rằng người này hay người kia được “sinh ra trong cảnh giàu sang”, song khi nào gặp tình huống đó chúng ta mới biết rõ hơn.
Tất cả chúng ta đều được thấy những người được cho là vận mệnh an bài để thành công nhưng chẳng hiểu sao lại không đạt được nó; họ chẳng bao giờ thật sự đạt được bất cứ điều gì. Chúng ta đã nhìn thấy những người khác lớn lên trong điều kiện có thể tồi tệ nhất – những người hầu như chẳng có một chút gì – tuy nhiên họ lại đạt được những thành công lớn lao trong cuộc đời.
Khi mới thoạt nhìn, đối với chúng ta hình như một số người có sự thành công hơn kẻ khác. Chắc chắn có đúng là một số người hình như có nhiều cơ may hơn và một cơ hội tốt hơn để thành công trong đời. Những người khác hình như ở vào thế bất lợi. Song điều đó có thật sự đúng không? Nó chẳng hề đúng.
Tất cả chúng ta, khi được sinh ra, khi còn nằm trong nôi, đều có một tiềm năng vô hạn ở phía trước chúng ta.
Lẽ tất nhiên, nhiều tiềm năng như thế lập chương trình từ chúng ta ở một tuổi rất sớm. Chúng ta lớn lên trong một môi trường đòi hỏi kém hơn cái tốt nhất của chúng ta; chúng ta được bảo những gì chúng ta không thể làm; chúng ta được thuyết phục bởi quy định để trở nên “trung bình” hay kém hơn trung bình – và theo thời gian chương trình có tác dụng.
Thế nhưng điều đó không làm giảm đi tiềm năng đã ở chỗ đó trong nơi đầu tiên. Tiềm năng vẫn còn ở đó trong mỗi người chúng ta.
Bắt đầu từ ngày hôm nay bạn có thể hoàn thành hầu như những điều không tưởng trong cuộc sống của bạn nếu bạn thích. Dù cho trong quá khứ bạn đã ở đâu, những vấn đề bạn có thể đã có, bạn được giáo dục đầy đủ hay thiếu giáo dục, những cơ hội hay cơ may của bạn trong hành trình cuộc đời của bạn đã trải qua. Tiềm năng của bạn vẫn ở đó.
Có quá nhiều việc để bạn có thể làm. Và điều duy nhất ngăn cản bạn làm “điều ấy”, dù cho điều gì xảy ra, là bất cứ niềm tin tiêu cực nào mà những chương trình của bạn tạo nên ở bên trong bạn. Theo thời gian, bạn đã chấp nhận và đã lập trình cho chính niềm tin là bạn “không thể”.
Bởi thế làm cách nào bạn loại bỏ câu “tôi không thể?”. Câu trả lời cho câu hỏi đó có lẽ dường như quá đơn giản không thể nào có thật: nếu như trong quá khứ, bạn đã tin vào những gì bạn không thể làm, hãy ngưng nó lại. Bỏ đi niềm tin đó! Đặt ra một lựa chọn. Bắt đầu tin vào những gì bạn có thể làm, và loại bỏ vĩnh viễn việc tin vào những gì bạn có thể làm, và loại bỏ vĩnh viễn việc tin vào những gì bạn không thể làm.
Không ai đòi bạn đi trên mặt nước, biến chì thành vàng, hay trở thành một nhà triệu phú trong một sớm một chiều. Không ai đòi hỏi bạn phải làm một việc phi thường. Song còn về việc tự hỏi bạn và rồi tự bảo bạn điều gì có thể làm thì sao? Và sau đó hãy quyết định ngay để đặt ra lựa chọn, và rồi theo thời gian, một chục, một trăm hay một ngàn lựa chọn, để làm điều đó.
Những mối hoài nghi của chúng ta giữ một vai trò khó tin là đã đóng góp vào cuộc sống chúng ta! Chúng ngăn cản chúng ta, kiềm chế chúng ta, đốt cháy những nhịp cầu mà chúng ta chưa bao giờ đi qua, và chứng minh trong tâm trí cho chúng ta rằng chúng ta, vì lý do nào đó, không thể nào đạt được những gì mà chúng ta thích nhất cho chúng ta.
Từ thủa ấu thơ, chúng ta học hỏi để tin những gì chúng ta không thể làm, những gì chúng ta không thể trở thành, và những gì chúng ta không thể đạt được trong cuộc đời. Nhiều khi chúng ta sẽ được bảo những gì sẽ không có tác dụng, và chúng ta được để lại một gánh nặng đầy rẫy những giới hạn của mình.
Tôi đi đến kết luận rằng hẳn phải có một phương cách nào tốt hơn. Tôi tin rằng chúng ta có thể đã tìm được ít ra một phần của lời giải đáp qua những gì chúng ta đã học về cách tác động như thế nào của não bộ – cách nó hoạt động ra làm sao. Và tôi đã tìm ra lời giải cho vấn đề đó.

Không bao giờ là quá trễ để theo đuổi ước mơ

Bạn đã từng có những ước mơ thời thơ ấu? Có phải đó là khi bạn phát hiện ra điều mà bạn yêu thích và rồi cha mẹ, bạn bè bảo rằng những ước mơ ấy là ảo tưởng và phi thực tế? Và vì thế những ước mơ và khát khao thưở đó bị gác lại cho đến bây giờ? Có phải bạn đang sống cuộc đời bạn theo như sự kỳ vọng của người khác?
Có một câu chuyện tôi muốn chia sẻ với các bạn về hành trình theo đuổi ước mơ. Câu chuyện kể về Anna Mary Robertson (sinh năm 1860). Anna là một cô gái trẻ xuất thân gia đình nông dân…và cô thích vẽ. Ước mơ của cô ta là trở thành một danh hoạ thế giới. Nhưng rồi bố mẹ cô đã khuyên cô từ bỏ giấc mơ “ngu ngốc” ấy đi vì cô sẽ chết đói với cái nghề vẽ ấy. Cô được dạy bảo sứ mệnh của cuộc đời cô là cưới một người chồng tốt, trông coi ruộng vườn và nuôi nấng những đứa con.
anna Không bao giờ là quá trễ để theo đuổi ước mơ!
Anna Mary Robertson
Là một đứa trẻ vâng lời, Anna gác lại những mơ ước của mình và bắt đầu lập gia đình khi bước vào tuổi thiếu niên. Cô có 10 đứa con khi ngoài 20, có cháu vào tuổi tứ tuần và trở thành bà cố vào độ ngoài 60.
Bước qua tuổi 75, sau khi chồng qua đời và các con đã trưởng thành, bà đã quá già để có thể làm nông. Vì vậy, bà quyết định tìm về ước mơ thưở thiếu thời của mình- trở thành một hoạ sĩ. Bà đến của hàng nghệ thuật của thị trấn mua cọ, màu, chổi vẽ, vải tranh sơn dầu và bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh của mình trước kho thóc nhà bà.
Ngoài 79, những tác phẩm của Anna được trưng bày tại Triễn Lãm Tranh Hiện Đại(New York). Suốt thập kỉ 1950, những cuộc triển lãm tranh của bà trở nên nổi tiếng đến mức phá vỡ kỷ lục về số lượng người xem trên toàn thế giới. Ở tuổi 88, tạp chí Mademoiselle vinh danh bà là “Người phụ nữ tiêu biểu của năm”. Trường đại học mỹ thuật Moore-Philadelphia đã trao tặng bà học vị tiến sĩ danh dự đầu tiên của trường.
Trong 10 năm cuối cuộc đời, các tác phẩm của bà được bán với giá 100.000$ mỗi bức. Bà đã vẽ 3600 tác phẩm vào 20 năm trước đó.
Và năm 2006, trong vòng 1 năm bà kiếm được số tiền nhiều hơn cả cuộc đời trước khi bà trở thành hoạ sĩ, tác phẩm Sugar Off(1943), trở thành bức doanh hoạ cao giá nhất trong sự nghiệp của bà, trị giá 1.2 triệu đô Mỹ.
Người ta ước tính rằng nếu bà bắt đầu sự nghiệp hội hoạ ngay từ thời niên thiếu, bà sẽ trở một trong những phụ nữ giàu có nhất nước Mỹ.
Và, câu hỏi đặt ra cho bạn là…
Có tài năng tiềm ẩn nào bên trong bạn mà bạn chưa hề cho bản thân cơ hội để tự khám phá?
Bạn có những ước mơ không may bị dập tắt bởi sự phê bình của những người xung quanh?
Những ước mơ nào bạn đã gác lại cho đến bây giờ?
Bạn có muốn đợi đến những năm cuối đời mới bộc lộ tài năng tiềm ẩn và theo đuổi ước mơ của mình hay không?
NguồnAdamKhoo.com