Kỷ Luật Bản Thân để tự do vươn đến thành công

Push













Kỷ luật là tự do. Có thể bạn sẽ không đồng ý với phát biểu trên và chắc chắn nhiều người cũng thấy như thế. Người ta thường cho rằng kỷ luật là một từ kinh khủng và nó đồng nghĩa với việc mất tự do. Thực tế thì ngược lại. Stephen R. Covey đã nói rằng "người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê". Và về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do có được nhờ sở hữu những kỹ năng và khả năng nhất định - ví dụ như chơi nhạc cụ và học ngoại ngữ.

Kỷ Luật Bản Thân (hay Tự Kỷ Luật) là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là sự vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế tính tự kỷ luật giúp cho bạn:

Tiếp tục thực hiện các ý tưởng và dự án sau khi tinh thần nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc

Đi đến phòng tập thể dục khi bạn muốn nằm dài trên ghế salon và xem TV

Dậy sớm để làm việc cho chính mình

Nói "không" với việc "phá giới" chế độ ăn kiên của bạn

Kiểm soát chứng nghiện Facebook và kiểm tra email (tuyệt !)

Ngồi vào bàn học đúng giờ và thường xuyênTrước kia tính Tự Kỷ Luật từng là điểm yếu của tôi, kết quả là tôi thấy mình thiếu khả năng để làm vô số việc mà mình muốn - như chơi guitar. Nhưng tôi đã cải thiện được, và tôi có thể nói rằng tính Tự Kỷ Luật đã giúp thôi dậy sớm vào lúc 5h sáng và viết bài viết này. Tin tôi đi, giờ này tôi chỉ muốn được cuộn mình trong chăn thôi, nhưng ham muốn này giờ đây đã chịu sự kiểm soát bởi lý trí có mục đích bên trong tâm thức của tôi.

1. Hiểu chính mình

Tự kỷ luật nghĩa là hành xử theo điều mà bạn thấy là tốt nhất, bất kể cảm xúc của bạn trong hiện tại ra sao. Chính vì thế đặc điểm đầu tiên của sự tự kỷ luật là phải tự nhận biết. Bạn cần quyết định xem hành động nào sẽ là tốt nhất cho mục tiêu và giá trị của bạn. Quá trình này cần sự soi sét bên trong bản thân bạn, và để hiệu quả nhất thì bạn nên viết nó ra.

Tôi cực kỳ khuyên bạn nên dành thời gian viết ra mục tiêu, mơ ước và tham vọng của mình. Tốt hơn nữa thì hãy viết ra một sứ mạng cuộc đời cho mình. Tôi thấy rằng việc viết ra như vậy giúp tôi hiểu rõ hơn mình là ai, thứ mà mình mong muốn và những điều giá trị với chính mình.

2. Nhận thức

Tự kỷ luật phụ thuộc vào việc nhận thức cả cái bạn đang làm và không đang làm. Bởi lẽ, nếu bạn không nhận thức được hành động của mình là thiếu kỷ luật thì làm sao bạn có thể hành động khác đi được?

Khi bạn bắt đầu xây dựng tính tự kỷ luật, bạn sẽ nhận thức thấy mình đang làm những việc vô kỷ luật - ví dụ như cắn móng tay, bỏ tập thể dục, phá vỡ chế độ ăn kiên hoặc kiểm tra facebook và mail một cách thường xuyên. Phát triển tính tự kỷ luật cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình. Dần dần sự nhận thức này sẽ đến sớm hơn, nghĩa là thay vì nhận thấy sự vô kỷ luật của mình trong khi đang làm những việc đó thì bạn sẽ nhận thức được điều đó trước khi bạn hành động như vậy. Nó tạo cơ hội cho bạn ra quyết định hành động đúng với mục tiêu và giá trị của mình.

3. Cam kết

Không chỉ là viết ra mục tiêu và giá trị của bản thân. Bạn cần phải có sự cam kết bên trong chính bản thân đối với những điều đó. Nếu không, khi chuông đồng hồ reo lúc 5h sáng thì bạn sẽ thấy chẳng hại gì nếu bấm nút tắt và tự nhủ "thêm 10 phút nữa thôi..." Hoặc khi nhiệt huyết và tinh thần ban đầu đã đi xuống bạn sẽ thấy rất khó khăn để hoàn thành đến cuối dự án của mình.

Nếu bạn đang giằng co với sự cam kết, hãy quả quyết rằng bạn cần theo đuổi những gì mình đã nói là sẽ làm - bao gồm lúc bạn nói như thế và cách mà bạn đã cam kết. Tôi cực kỳ khuyến khích bạn nên có một hệ thống để theo dõi những cam kết của mình. Bởi lẽ "Cái gì được đo lường thì sẽ dần được cải thiện"

4. Can đảm

Bạn có để ý những giọt mồ hôi của người đàn ông trong bức ảnh phía trên không? Không hề sai khi nói tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó. Cảm xúc, sự thèm muốn và say mê là một lực cản rất lớn. Chính vì thế sự tự kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào lòng can đảm. Đừng giả vờ việc gì đó là dễ dàng đối với bạn trong khi thực tế nó rất khó khăn và gian khổ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lòng can đảm để đối mặt với khó chịu và mệt mỏi này. Hãy bồi đắp dần bởi những chiến thắng bản thân nhỏ nhặt, sự tự tin của bạn sẽ lớn mạnh hơn và lòng can đảm để có được tính tự kỷ luật sẽ đến dễ dàng hơn.

5. Người huấn luyện bên trong

Giọng độc thoại trong đầu thường gây hại, những nó có thể có lợi ích cực kỳ tốt nếu bạn kiểm soát được nó. Khi bạn thấy bản thân mình đang phân vân, hãy nói chuyện với chính mình, tự động viên và trấn an bản thân. Và sau đó, giọng nói tự thoại này sẽ có khả năng nhắc nhở bạn hướng đến mục tiêu, gợi lên sự can đảm, thúc đẩy hoàn thành cam kết và giữ cho bạn tỉnh táo thực hiện nhiệm vụ trước mắt. Khi tôi có sự phân vân, tôi thường gợi lại câu nói: "Cái giá của sự kỷ luật thường ít hơn nhiều so với nỗi đau của việc hối tiếc". Hãy khắc ghi câu này và gợi nhớ để nó khi bạn thấy mình đang lưỡng lự. Nó sẽ thay đổi cuộc đời của bạn.

Theo Peter Clemens

Con nít và người lớn

Con nít không bao giờ suy nghĩ, lo lắng việc gì cả. Người lớn suy nghĩ từng chút một, từng việc một.

Con nít chẳng bao giờ nghĩ về ngày mai sẽ ra sao. Người lớn sẽ không ngừng suy nghĩ ngày mai sẽ đến như thế nào.

Con nít không bao giờ tính toán khi chơi với bạn bè. Người lớn thì tính sao nhiều phần tốt về mình nhất.

Con nít chơi với nhau chỉ đơn thuần là vui vẻ. Người lớn chơi với nhau sao cho mình có lợi, tính toán từng chút một.

Con nít chia nhau một cái bánh nhỏ cùng ăn chung cũng đã vui rồi. Người lớn chơi với nhau bỏ ra một chút tiền là khó khăn ra mặt.

Con nít tin tưởng lẫn nhau, không ganh đua, đối kỵ. Người lớn ganh đua, đố kỵ từng chút một, ghét ai giỏi hơn mình, giàu hơn mình, hạnh phúc hơn mình.

Con nít một nhóm là một khối đoàn kết. Người lớn một nhóm chia xé ra từng mảnh nhỏ.

Con nít vui cười, buồn khóc, ghét ai, không thích đều thể hiện, không giấu. Người lớn vui cười, buồn cười, ghét ai, không thích ai đều để bụng.

Con nít không bao giờ đeo trên mặt một cái mặt nạ nào. Người lớn mặt nạ nhiều đến nỗi không đếm hết.

Con nít chẳng bao giờ lo nghĩ về tương lai, chỉ suy nghĩ ngày mai sẽ chơi trò gì và rủ ai cùng chơi. Người lớn nghĩ về tương lai của mình và phải tự quyết định cuộc sống tương lai của mình.

Con nít ăn cũng được nhắc, học cũng được nhắc, bảo từng chút một. Người lớn tự phải lo cho chính mình, học cho chính mình.

Con nít mỗi lần vấp ngã là khóc và chờ người đỡ dậy. Người lớn mỗi lần vấp ngã là mỗi lần lớn lên, học được nhiều điều và tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình.

Con nít yêu nhau bằng những tình yêu kẹo bông. Người lớn yêu nhau bằng những tình yêu chân thành.

Con nít lúc nào cũng mơ tưởng người mình yêu sẽ là hoàng tử hay công chúa. Người lớn chỉ mong rằng sẽ có người yêu mình là được.

Con nít yêu một người chỉ đơn giản là ở bên người đó vui vẻ, được yêu được thương. Người lớn yêu một người là cảm giác bên người mình yêu được che chở, bảo vệ, quan tâm, yêu thương.

Con nít được thích thì thích lại, không suy nghĩ gì thêm. Người lớn khi yêu ai thì đó là tình cảm chân thành, không phải rung động nhất thời, phải có trách nhiệm và nghĩ về tương lai của cả hai.

Con nít yêu tí là giận tí là dỗi. Người lớn yêu nhau thì không giận hờn vô cớ không lí do.

Con nít thì bắt chước suy nghĩ sao cho thật giống người lớn. Người lớn thì mong muốn sao cho mình có thể nhỏ như con nít.

Con nít nhìn cuộc đời bằng con mắt ngây thơ, màu hồng. Người lớn nhìn cuộc sống bằng nhiều góc cạnh khác nhau, nhiều mảnh màu khác nhau.

Và thời gian trôi qua…

Con nít sẽ trở thành người lớn. Còn người lớn sẽ chẳng bao giờ trở lại làm con nít.

Sưu tầm

Cảm giác thật của Tâm Thân Trí



Một chiếc ly không đựng gì dù đó là nước, thì mới có thể đựng những chất mới.

Chất mới với những công thức mới, thì mới đưa ra sản phẩm mới phục vụ con người ở thời đại mới.

Cùng những màu sắc căn bản nhưng càng ngày chúng ta càng thấy nhiều màu sắc lạ từ những hợp chất lấy từ căn bản, nhưng chỉ cần giảm hay tăng số lượng, phần trăm thì sẽ có kết quả hoàn toàn mới lạ, đẹp mắt. Chưa kể là sự phối hợp của những màu sắc lạ này lại biến thể thêm nhiều sản phẩm lạ.

Có rất nhiều điều mà con người chưa nghe chưa thấy. Hoặc có những điều mà có người thấy được, nhưng người khác nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không nghe, vì âm thanh, màu sắc ở nhiều từng giới khác nhau tùy theo giác quan của mỗi người.

Vậy phải chăng giác quan của con người thật quan trọng mà chỉ vì tình cảm, xúc cảm quá nặng nên che lấp?

Nhờ giác quan, ta có cảm giác, nhưng cảm giác ta chỉ chính xác khi ta không còn bị chi phối bởi cảm xúc, cảm tính, tình cảm và sự lý luận.

Cảm giác nhẹ nhàng nhưng nhanh theo vận tốc ánh sáng hoặc nhanh hơn ánh sáng. Cảm giác có lúc nhanh và đồng bộ với mọi sự vật và con người xảy ra quanh ta. Có, đến, nhận cùng một lúc.

Cảm giác càng phát triển, nhạy bén có thể đồng bộ với sự vật và con người gần ta hay xa ta. Ta nghĩ, ta phóng tâm, và ta nhận, biết tức thì. Tuy siêu thực nhưng lại là hiện thực. Do sự giác ngộ liên tục không phân tâm.


Biết trước tương lai là một thực tại bất phân. Khi đại định không ly tâm thì thân ta mất, chỉ còn dòng điện tâm linh hiện hữu. Đó là sự bất giai bất biến của chủ thể thường hằng bất diệt siêu hiện thực.

Ta bước vào một đời sống mới, đời sống tâm linh Siêu Hiện Thực, song hành với đời sống thực tế với mọi người.

Đời sống siêu hiện thực khác với đời sống tâm linh mộng ảo, mê tín, ảo tưởng, tưởng tượng hay chiêm bao.

Đời sống siêu hiện thực bao trùm đời sống thực, sống trong cái biết như một người đang nhìn bàn cờ và thấy biết sự tương quan của các con cờ cùng nhân tính của hai kẻ đánh cờ.

Khi ta cảm giác có được sự phối hợp quán sát cặn kẽ sáng suốt của Trí và Tâm.

Ta chỉ có khả năng sống đời sống siêu hiện thực, bất khả tư nghì, khi cảm giác của ta đến từ sự phối hợp giữa Trí và Tâm.

Cảm giác của Tâm Thân Trí đồng bộ và phối hợp mới là Cảm Giác Thật.

Ken Robinson: Trường học bào mòn khả năng sáng tạo


Tiếp theo loạt bài về đề tài giáo dục của Sir Ken Robinson, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một bài phát biểu rất nổi tiếng của ông tại hội nghị TEDTalks 2006.




Ken Robinson đã chuyển tải một bài phát biểu thú vị và xúc động sâu sắc về vấn đề tạo nên một hệ thống giáo dục nuôi dưỡng (thay vì làm thui chột) khả năng sáng tạo. 


Picasso đã từng nói rằng: “Tất cả mọi đứa trẻ khi sinh ra đều là nghệ sĩ”. Bạn có từng nghĩ mình cũng là một nghệ sĩ khi còn nhỏ?






Một đặc điểm dễ thấy là trẻ con sẽ làm những điều chúng nghĩ. Nếu chúng không biết, chúng vẫn thử làm mà không do dự. Vấn đề này nói lên điều gì? Chúng không sợ sai. Ở đây không có nghĩa sai và sáng tạo là hai thứ đồng nhất. Nhưng điều mà chúng ta biết đó là, nếu bạn không sẵn sàng mắc lỗi, bạn sẽ không bao giờ có thể sáng tạo ra cái gì đó nguyên bản. Và đến khi trở thành người lớn, phần lớn trẻ em mất đi khả năng đó. Chúng trở nên sợ bị mắc lỗi hay bị sai. Và chúng ta hiện giờ thực thi các hệ thống giáo dục quốc gia mà ở đó lỗi lầm là thứ tồi tệ nhất bạn có thể gây ra. Kết quả là chúng đã và đang giáo dục con người triệt tiêu khả năng sáng tạo của họ.

Bạn có từng nghe ai đó bảo với mình rằng: “Đừng theo âm nhạc, bạn sẽ không trở thành nhạc sĩ đâu”“Đừng theo nghệ thuật, bạn sẽ không là nghệ sĩ đâu”“Con sẽ sống như thế nào nếu suốt ngày chỉ ngồi vẽ tranh?” Tất nhiên những lời khuyên này đều chân thành - nhưng đã bị hiểu sai trầm trọng. Cả thế giới chìm theo cuộc cách mạng công nghiệp mà ở đó lĩnh vực nào có lợi nhất cho công việc sẽ được ưu tiên. Vì thế mà bạn thường bị lái dần đi khỏi những thứ mà bạn thích khi còn bé, chỉ bởi vì có thể bạn sẽ chẳng tìm được công việc gì liên quan đến nó. 

Trích ffbsccn.wordpress.com 

Trong bài diễn thuyết của mình tại TEDTalks 2006, Robison đã nêu lên tầm nhìn của mình về nền giáo dục trong tương lai: “Tôi tin rằng niềm hy vọng duy nhất cho tương lai là thông qua một khái niệm mới về nhân sinh học, khái niệm mà trong đó chúng ta bắt đầu cải tổ lại quan niệm của chúng ta về khả năng dồi dào của con người. Hệ thống giáo dục của chúng ta đã định hướng suy nghĩ của chúng ta theo hướng bóc lột Trái Đất: dành cho những tiện nghi nhất đinh. Và trong tương lai, điều đó sẽ không đúng nữa. Chúng ta phải nghĩ lại những nguyên tắc gốc rễ mà dựa trên đó chúng ta đang dạy dỗ thế hệ trẻ.”


Xin được trích dẫn lại câu nói từ bài trước:“Chúng ta phải tiến tới một mô hình đặt nền tảng thiên về những tính chất của nông nghiệp. Ta phải nhận ra rằng vun trồng con người không phải là một quá trình cơ khí, mà là một quá trình sinh học, không thể đoán trước được sản phẩm của nó; tất cả những gì bạn có thể làm, giống như một nông dân, là tạo ra điều kiện để con người phát triển.”
“Có thể chúng ta không được chứng kiến tương lai vài chục năm nữa xã hội sẽ như thế nào. Nhưng những đứa trẻ này thì có thể. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là, hãy giúp đỡ chúng làm được điều gì đó có ích” - Ken Robinson.

Nguồn: TED.com
Thực hiện bởi: MrThinker

Chip Conley: Thước đo cho những gì làm cuộc sống đáng giá


Khi bong bóng dotcom bùng nổ, người quản lý khách sạn Chip Conley đã đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh dựa trên hạnh phúc. Dựa trên một tình bạn cũ với nhân viên và trong sự khôn ngoan của một vị vua Phật giáo, ông đã học được rằng thành công đến từ những gì mà bạn đếm.




Chip Conley là một CEO, kiêm viết sách. Chip Conley tạo ra những khách sạn vui vẻ, nơi anh mong muốn nhân viên của mình, khách hàng và các nhà đầu tư yêu thích nó có thể nhận ra hết khả năng tiềm ẩn của họ. Các cuốn sách của anh chia sẻ triết lý về thế giới rộng lớn hơn.


Năm 1987, ở tuổi 26 và đang tìm kiếm một chút “niềm vui cuộc sống”, Chip Conley lập ra Joie de Vivre Hospitality bằng cách chuyển đổi từ một nhà trọ nhỏ ở quận Tenderloin buồn tẻ của San Francisco trở thành một con Phượng hoàng cổ tích thời nay. Ngày nay, Joie de Vivre vận hành gần 40 khách sạn khác nhau khắp California, mỗi khách sạn được xây dựng theo một kiểu thiết kế cách tân, thu hút khách muốn trải nghiệm một “sự đổi mới cá tính” trong chuyến đi của mình.
 


Trong cuộc khủng hoảng dotcom năm 2001, Conley đã tìm thấy chính mình ở khu tự tra cứu của một hiệu sách, nơi anh đã gặp lại một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất về hành vi con người -- cung bậc nhu cầu Maslow, phân chia mong muốn của con người thành năm bậc tăng dần, từ những nhu cầu cơ bản như ăn uống, đến mục tiêu cao nhất là tự thực hiện, được đặc trưng bằng sự nhận thức đầy đủ và thành quả của khả năng tiềm ẩn của một người. Chịu ảnh hưởng từ kim tử tháp của Maslow, Conley đã sửa chữa lại mô hình kinh doanh của mình để tập trung vào những nhu cầu cao hơn và không nhìn thấy được của ba đối tượng chính của công ty mình: nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư. Anh tin là chuyển biến này sẽ giúp Joie de Vivre tăng gấp ba lần doanh thu hàng năm, từ năm 2001 đến 2008.

5 cung bậc nhu cầu của Maslow




Conley đã viết ba cuốn sách. Cuốn sách mới nhất là PEAK: How Great Companies Get Their Mojo from Maslow, và đang viết hai tác phẩm mới, Emotional Equations và PEAK Leadership. Anh tư vấn về chuyển đổi các tổ chức kinh doanh, kết hợp trách nhiệm xã hội với việc sáng tạo phát triển kinh doanh. Anh đã đến Bhutan vào năm ngoái để nghiên cứu chỉ số GNH (Tổng Hạnh Phúc Quốc gia), là phương pháp đặc biệt của đất nước này đo đạc sự thành công và chất lượng cuộc sống người dân.
  
Phương pháp PEAK mà Conley đề cập trong cuốn sách
và những buổi seminar của mình
Trong buổi nói chuyện với Enviable Workplace, Chip Conley chia sẻ vài điều về Emotional Equations (tựa cuốn sách sẽ xuất bản vào tháng 1 sắp tới). Conley đã nói đến hai công thức cảm xúc anh sử dụng để biến những tình huống xấu thành tích cực, và đưa công việc của mình vượt qua những thời điểm khó khăn thử thách.


Công thức thứ nhất:  
Lo âu = Không chắc chắn x Không có năng lực
Conley cho rằng một nguyên nhân có quá nhiều lo lắng ở nơi làm việc là bởi vì có quá nhiều điều không chắc chắn. Khi không nhận biết tình hình thực hoặc sự chia sẻ, người ta có xu hướng tưởng tượng đến tình huống xấu nhất - đó là điều làm họ lo âu. Chia sẻ, rõ ràng thẳng thắn, xây dựng sự tin tưởng. Vì vậy trước tiên bạn phải xây dựng sự tin tưởng, mà sự tin tưởng lại cần sự truyền đạt chia sẻ lẫn nhau. Thậm chí nếu bạn sắp sửa thông báo tin xấu, tốt hơn là hãy chia sẻ và tạo sự tin tưởng, hơn là tạo nên lỗ hổng bí mật.


Công thức thứ hai:
Tuyệt vọng = Đau khổ - Ý nghĩa 
Đây là công thức đã giúp Conley 2 hay 3 năm trước, vào những lúc tồi tệ nhất. Đau khổ chỉ có thể đến một mức độ giới hạn nào đó trong cuộc đời. Nếu là một người theo đạo Phật, thì đây là lời khuyên răn của đạo Phật. Nếu là một CEO hay một nhà lãnh đạo trong thời kì suy thoái kinh tế, thì đó chỉ là một phần sự thật. Đau khổ luôn luôn hiện hữu, còn Ý nghĩa lại là một biến số. Theo phép tính đại số này, bạn càng mang lại nhiều Ý nghĩa, bạn càng ít Tuyệt vọng.

Khi bạn gặp phải những lúc thực sự khó khăn, bản thân bạn và những ai cùng làm việc với bạn luôn nghĩ rằng một người lãnh đạo là người kiểm soát cảm xúc cho cả nhóm. Bạn đặt cảm xúc mình đến đâu thì nhóm của bạn sẽ đi đến đó. Đó là sự thật trong cuộc sống gia đình, đối với một CEO, với người lãnh đạo của đất nước, và với người lãnh đạo của một bộ phận nhỏ.

Wiston Churchill đã nói: "Nếu bạn đang đi qua địa ngục, hãy cứ tiếp tục đi" - Đó là cách Conley vẫn tiếp tục đi và học hỏi mỗi ngày, tìm kiếm ý nghĩa của mỗi thời điểm khó khăn và tò mò mình sẽ học được gì và ý nghĩa mà mình sẽ học được.


Conley đưa ra vài lý do cho rằng người lãnh đạo cần phải thông minh vềcảm xúc, để hiểu cảm xúc chính mình và của những người khác. Đó là để có một "cần ăng-ten" bắt sóng ngoài tốt và một "cần ăng-ten" nội bộ tốt.





“Chip Conley là hạt giống CEO hiếm hoi sở hữu cả tài năng kinh doanh và một trái tim rất lớn. Anh có một mô hình có vai trò thực sự cho bất cứ ai muốn dẫn dắt.”
Gavin Newsom, Mayor of San Francisco