Thế giới tôi đang sống (P.1)

"Thế giới" ở đây được hiểu là cuộc sống đang diễn ra xung quanh tôi, là thế giới thu nhỏ mà tầm mắt tôi có thể nhìn, là môi trường mà tôi đang sống, học tập và làm việc. Bài viết này vì lẽ đó chỉ kể về những gì tôi thấy, tôi nghe và tôi chứng kiến - như chính nó thể hiện - hiển nhiên không bàn đến bản chất, nguyên nhân. Nếu có những bình luận kèm theo thì có chăng chỉ là một chút mạn đàm vài ba điều trăn trở nhỏ nhoi, chủ quan mà thôi, chứ không ám chỉ, đả kích ai hoặc điều gì...
***
Nói về chuyện HỌC


Nguồn: Internet

Bài văn sâu sắc của nữ sinh 16 tuổi về đường tắt

Suy nghĩ về bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít ngườigiật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cô bé 16 tuổi.
Bạn sẽ chọn con đường nào cho mình?

"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"

Bài thơ này hồi đi học đã thích, giờ đọc lại vẫn vẹn nguyên cái tinh khôi của cảm xúc như lần đầu tiên đọc nó...

Hạnh phúc là điều trong tâm ta

Hạnh phúc quả thật khó cắt nghĩa. Hạnh phúc khi ẩn khi hiện, khi có, khi không, tuỳ theo từng chỗ đứng và chỉ chính mình mới biết được. Khi ta gặp một người nhà giàu, tiền bạc xum xuê, xe cộ bóng láng ta nói “Người ấy sung sướng quá. có phước quá” thì chưa chắc đã đúng. Khi ta thấy một người làm việc lam lũ vất vả để nuôi một đàn con, ta hay nói “tội nghiệp”. Nhưng nếu có dịp nói chuyện với người nghèo này chưa chắc ta đã nghe những lời than van như người nhà giàu nọ. Và biết đâu người lam lũ kia chẳng hạnh phúc hơn người giàu có.



Lời khuyên của cha

Hãy lắng nghe lời khuyên cảm động, chân thành từ đáy lòng một người cha dành tặng con mình với hy vọng con mình vượt qua mọi chông gai và hướng tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Sống Thật và Đơn giản

1. Có một người vào thi để xin việc làm trong một công ty nọ, khi đi dọc hành lang đến phòng thi, anh thấy có mấy tờ giấy vụn dưới đất, liền cúi xuống nhặt lấy và bỏ vào thùng rác. Người phụ trách thi vấn đáp vô tình trông thấy từ xa, đã quyết định nhận anh ta vào làm việc cho công ty. Hóa ra để được trọng dụng thật là đơn giản, chỉ cần tập những thói quen tốt.


Học cách quan tâm

Bà mẹ than nhức đầu nhưng hai cô con gái vẫn vô tư như không có chuyện gì xảy ra. Một cô cứ thản nhiên ngồi xem ti vi, cô còn lại cứ mải miết bấm điện thoại chát chít với bạn bè. Người hàng xóm sang chơi thấy thế bèn hỏi thăm bà mẹ kia đau như thế nào, rồi chạy ra tiệm thuốc Tây mua cho bà mấy liều thuốc uống.

Một người em đến nhà người chị để mời đám cưới cô con gái. Nghe người chị nói mình vừa trải qua cơn tăng huyết áp suýt bị tai biến, hiện việc đi lại còn khó khăn. Người em chẳng một lời thăm hỏi sức khỏe, bệnh tình của chị mình, cứ đưa thiệp mời đám cưới, nói chuyện đâu đâu rồi vô tư ra về. Không phải quan hệ tình cảm chị em không tốt mà người em không quan tâm đến chị mình, chỉ vì cái tính thờ ơ vô tâm mà như thế.

Người vợ bị cảm lạnh, nằm kế bên chồng vừa sổ mũi vừa hắt hơi liên tục, người chồng vẫn ngủ ngáy o o, thỉnh thoảng tiếng hắt hơi làm người chồng giật mình tỉnh giấc, anh ta càu nhàu: “Suốt đêm cứ nhảy mũi hoài làm không ai ngủ được!”, rồi anh ta ngủ tiếp.

Dân gian Việt Nam có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Người xưa thường dạy con cháu mình như thế, nhưng ngày nay dường như chẳng mấy ai quan tâm điều này. Người ta không chỉ cần học chữ nghĩa, kiến thức văn hóa, khoa học, mà còn cần phải học ăn uống, đi đứng, nói năng, học cách làm việc, học cách cư xử, học cách chăm sóc bản thân và quan tâm người khác v.v... Cái gì cũng cần phải học, chứ không phải chỉ học cách kiếm tiền, học cách ăn chơi hưởng thụ... Đôi khi chính sự thiếu hiểu biết làm hại bản thân và những người thân mà mình không hề nghĩ đến. Nếu mình không biết quan tâm đến ai thì cũng chẳng ai quan tâm đến mình. Nếu con cái chẳng học được gì ngoài sự thờ ơ, vô tâm của cha mẹ đối với những người thân của mình và mọi người, thì khi lớn lên chúng sẽ không biết gì khác ngoài việc dùng thái độ đó đối với cha mẹ chúng. 

Các bậc cha mẹ cần dạy con mình từ nhỏ phải biết cách tự chăm sóc bản thân và biết cách quan tâm, chăm sóc những người thân xung quanh mình, gần thì có ông bà cha mẹ, anh chị em, xa thì có bạn bè, chòm xóm láng giềng những khi cần giúp đỡ. Có rất nhiều người không biết cách chăm sóc cho người thân của mình do từ nhỏ không được chỉ dạy, không tập làm cho quen. Ví dụ như, khi người thân bị nóng ho mà nấu thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; khi con cái bị viêm họng mà cho uống nước đá lạnh, ăn kem; con bị cảm sốt, nhức đầu thì đè ra cạo gió rồi lấy chăn mền trùm kín; thấy con mệt mỏi do sốt thì lấy thuốc bổ cho con uống vào… Kết quả của cách chăm sóc như thế khiến người cần chăm sóc không khỏe mà còn mệt thêm, chẳng những không hết bệnh mà bệnh càng nặng thêm. Đó đều do không có hiểu biết về bệnh và không biết cách chăm sóc người bệnh.

Có nhiều ông chồng sau giờ làm mặc tình la cà đó đây nhậu nhẹt, xem như mình kiếm tiền về nhà là đã làm xong trách nhiệm, chẳng màng quan tâm đến vợ con ở nhà, không hề nghĩ ở nhà có việc gì cần mình làm hay không, vợ con có đang trông chờ mình về hay không, con cái mình đi học về chưa, chúng học hành như thế nào rồi, mình nên thường xuyên tiếp xúc hỏi han con cái để tình cảm cha con không lạt lẽo… Có nhiều bà vợ ngày nào cũng bỏ khối thời gian cho việc trau chuốt làm đẹp hoặc đi mua sắm, làm bà tám với bạn bè, nhưng lại lười vào bếp để chuẩn bị cho chồng con một bữa ăn ngon, giặt ủi cho chồng con cái quần cái áo, hoặc thăm hỏi sức khỏe, đời sống cha mẹ mình. Sự thờ ơ, vô tâm tạo ra nhiều điều đáng buồn, đáng trách. 

Nên dạy con trẻ biết thăm hỏi ông bà cha mẹ, quan tâm lo lắng, chăm sóc ông bà cha mẹ khi ông bà cha mẹ ốm đau, bệnh tật. Từ bé thơ, trẻ phải được cha mẹ dạy những câu như: “Cha có khỏe không?”, “Mẹ có khỏe không?”, “Con thương cha mẹ lắm!”, “Cha mẹ bị làm sao thế?” (Khi cha mẹ có biểu hiện bị bệnh hoặc gặp phải chuyện gì). Nên dạy con trẻ biết lấy thuốc cho cha mẹ uống khi cha mẹ bệnh (tất nhiên là cha mẹ chỉ cho con biết cần uống loại thuốc gì hoặc đi mua thuốc gì); nấu cháo cho cha mẹ ăn, đưa cha mẹ đi bệnh viện, phòng mạch, hoặc mời bác sĩ đến khám bệnh cho cha mẹ nếu như cha mẹ không thể đi; biết lấy áo ấm cho cha mẹ khi thời tiết lạnh; biết lấy nước cho cha mẹ uống và hỏi thăm khi cha mẹ đi làm về: “Cha mẹ có mệt lắm không? Để con lấy nước cho cha mẹ uống”. Khi lên mâm cơm, nên dạy con trẻ mời ông bà cha mẹ trước: “Con mời ông bà dùng cơm”, “Con mời cha mẹ dùng cơm”. Cha mẹ có biểu hiện không vui, con cái phải quan tâm tìm hiểu, hỏi cha mẹ xem mình có làm điều gì khiến cho cha mẹ buồn không hay là cha mẹ không được khỏe? Cần phải dạy trẻ biết phụ giúp công việc gia đình, xem làm việc nhà là trách nhiệm của mình chứ không phải là việc không liên quan đến mình. Nên dạy trẻ phải biết quan tâm đến người khác chứ không phải chỉ biết nhận sự quan tâm và những gì người khác làm cho mình.

Phải dạy trẻ từ nhỏ về tình yêu thương, về bổn phận, trách nhiệm, dạy trẻ nuôi dưỡng những tình cảm đạo đức và hình thành những thói quen tốt, để khi lớn lên trẻ không là người sống thờ ơ, vô tâm đối với những người thân xung quanh, đối với gia đình và xã hội.