Chữ Lễ xưa và nay

Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là “Chí Thánh” hay “Vạn Thế Sư Biếu”, nghĩa là người thầy của mọi thế hệ.

Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng… như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.

Vậy ý nghĩa của chữ Lễ là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.


Những dấu ấn khó phai trong tôi là...

Hôm bữa mấy Thầy trò ngồi làm bài tập này, mình cũng có dịp ghi chú lại những điều khó quên với mình trong 25 năm qua. Hôm nay viết ra lại một số ít cột mốc đặc biệt trong số đó để nhắc nhớ chính mình: Có những điều sẽ mãi còn dấu vết trong trái tim dù là cố quên hay cố nhớ, những điều đã xảy ra thì đã xảy ra, không thể vì hiện tại hoặc tương lai mà thay đổi được.

Cảm động chuyện cậu bé 6 tuổi sống một mình

Tự nấu ăn, tự nuôi chó nuôi gà, tự sinh sống - một chuyện không tưởng đối với một cậu bé đang ở độ tuổi còn quá non nớt như Tiểu Long.


Lúc còn nhỏ chúng ta thường đòi bố mua đồ chơi, bị mẹ bắt ép học ngoại ngữ, lén xin tiền của bà rồi cùng chúng bạn chia sẻ những thanh kẹo ngọt cùng chơi trò chơi, những ngày ấy lúc nào chúng ta cũng than rằng “làm trẻ con thật khổ quá!”. Thế nhưng Tiểu Long vẫn một mình nấu cơm rửa bát, một mình kiếm củi, một mình đọc sách học chữ, một mình nuôi chó làm bạn, mỗi đêm lại một mình ngủ. Cậu bé chưa bao giờ cảm thấy mình khổ mặc dù mới chỉ sáu tuổi.

Tại sao ngôi sao giải trí được yêu hơn nhà khoa học?

Bởi ngôi sao giải trí ru ngủ con người, còn nhà khoa học, nhà triết học đánh thức con người, thách thức sự vươn lên, phản bác những thói hư tật xấu của con người.

"Đành rằng ông chủ nhà cần phải biết trước số huê lợi của người mình mướn nhà, coi họ có đủ điều kiện trả tiền tháng cho mình không? Nhưng quan trọng hơn nữa, là phải biết nhân sinh quan của người ấy như thế nào? Một vị tướng trước khi giao chiến đành rằng phải biết tổng số quân của địch, nhưng quan trọng hơn hết là phải biết trước triết lý về nhân sinh của quân địch như thế nào. Câu nói này thâm thúy vô cùng! Đối với kẻ có một nhân sinh quan như Tào Tháo: "Thà ta phụ người hơn để người phụ ta" thì giao thiệp với con người ấy là điều đáng lo ngại".