Thoát khỏi "vùng an toàn"

Theo nhiều nhà tâm lí, mỗi người đều có một "vùng an toàn" cho mình. Đó có thể là gia đình, trường học, những người bạn thân… 

Sự quen thuộc của “vùng an toàn” khiến người ta thấy yên tâm, thoải mái, tự tín, không lo điều bất trắc đột ngột xảy ra. Do vậy, nếu được lựa chọn, teen bao giờ cũng thích chọn “vùng an toàn” hơn là những thay đổi mới (ví dụ, đi trại hè, nhiều bạn chỉ thích được xếp chung nhóm với đứa bạn thân đi cùng; hay đi học thêm, bạn thường ngồi đúng chỗ quen thuộc dù điều đó là không bắt buộc). “Vùng an toàn” giúp cho người ta có cuộc sống dễ dàng, nhưng cũng chính nó là rào cản cho sự thay đổi. 

 

Cho mình cơ hội

Cơ hội chỉ xuất hiện thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất nếu ta không biết nắm giữ để thay đổi mình.


Từ trước đến nay tôi luôn được biết đến là đứa nhút nhát, đứng trước một vấn đề gì cũng thiếu tự tin và sự mạnh bạo để làm và kết quả của sự thiếu tụ tin này chắc hẳn ai cũng biết đó là tôi luôn thất bại dù đã rất cố gắng. Nhiều lần tôi thắc mắc tại sao bạn bè mình tuy học không giỏi bằng nhưng sao họ luôn đạt được thành công còn tôi thì ngược lại học thì hơn nhưng kết quả chẳng bao giờ được như mình mong muốn cả.

Làm thế nào để thành công trong công việc

Trong kỹ năng làm việc nhóm chia ra hai phần riêng biệt đó là làm thế nào để trở thành thành viên nhóm hiệu quả và thứ hai là làm thế nào để trở thành người lãnh đạo nhóm hiệu quả. Các bạn trẻ nếu chưa có thời gian và nguồn lực cần tập trung nghiên cứu phần một- làm thế nào trở thành thành viên nhóm hiệu quả.


Các kỹ năng mềm quan trọng 

Bí quyết tạo thành công

“Lúc đầu, bạn phải bắt đầu một số quy luật bằng hành động và rồi một khi hình thành thói quen thành công sẽ tự động đến với bạn”.


Cuộc sống ngày nay luôn có những biến động không ngừng và rất khắc nghiệt, thật khó để giữ được chỗ đứng của mình. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại những mặt tích cực trong thời đại đầy rủi ro hiện nay. Bạn vẫn có thể đảm bảo cho mình một tương lai tốt đẹp nếu biết thích ứng với những yêu cầu của thời đại mới cũng như biết nắm bắt những cơ hội mà nó mang lại.

16 nhu cầu cơ bản của con người.

Tất cả mọi người đều có 16 nhu cầu cơ bản nhưng được họ ưu tiên theo cách khác nhau. Cách mà mỗi cá nhân ưu tiên thỏa mãn nhu cầu được gọi là một Reiss Motivation Profile (RMP),nó tiết lộ về những giá trị (values) của người đó. 

Danh ngôn của Helen Keller


Helen Keller

* Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

Optimism is the faith that leads to achievement. Nothing can be done without hope and confidence.


"Đánh thức con rồng ngủ quên" (*)

(*) Xin mượn tên tập sách của các Thầy Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình chủ biên để đặt tựa cho bài viết. 

Bài viết này đáng lý đã phải hoàn thành hồi lâu, nhưng lần lữa mãi, phần tập trung cao độ cho thi cử, phần cảm hứng chưa “bốc”. Hôm nay lật giở các tài liệu đã ghi chú lại, đọc thấy nhiều điều thú vị nên muốn tổng kết với mọi người để chúng ta cùng học hỏi, thảo luận thêm. :-)
*** 

Phiên thảo luận “Kinh thương Việt Nam: Đánh thức con rồng ngủ quên” tại Diễn đàn Tinh hoa trẻ Việt Nam – YLF 2012 do chương trình Phát triển hạt giống lãnh đạo doanh nghiệp IPL tổ chức ngày 22/11 vừa qua tại Grand Palace (TP.HCM) đã thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đến từ các trường cũng như các cộng đồng trẻ đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Tại phiên thảo luận này có sự góp mặt của Anh Đỗ Duy Thái (Chủ tịch Thép Việt Group), Anh Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Trung Nguyên Group) và Anh Võ Quốc Thắng (Chủ tịch Đồng Tâm Group) cùng hai đại diện của thế hệ trẻ là Anh Trần Ngọc Thái Sơn (CEO Tiki.vn) và Anh Trần Quốc Khánh (Biên tập viên HTV). Cuộc trò chuyện kéo dài trong 1 tiếng 30 phút dưới sự điều phối của MC Lê Nguyễn Kim Hải – Học viên IPL. 


Chữ Lễ xưa và nay

Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là “Chí Thánh” hay “Vạn Thế Sư Biếu”, nghĩa là người thầy của mọi thế hệ.

Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng… như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.

Vậy ý nghĩa của chữ Lễ là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường nói đến lễ phép, lễ nghi, tức là biết xử sự, tôn trọng nhau như người biết phép tắc, có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Chính trên cơ sở này mà nhà trường thường nêu câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là đến trường học trước tiên là học làm người, sau đó mới học chữ, học kiến thức, học nghề để mưu sinh về sau.


Những dấu ấn khó phai trong tôi là...

Hôm bữa mấy Thầy trò ngồi làm bài tập này, mình cũng có dịp ghi chú lại những điều khó quên với mình trong 25 năm qua. Hôm nay viết ra lại một số ít cột mốc đặc biệt trong số đó để nhắc nhớ chính mình: Có những điều sẽ mãi còn dấu vết trong trái tim dù là cố quên hay cố nhớ, những điều đã xảy ra thì đã xảy ra, không thể vì hiện tại hoặc tương lai mà thay đổi được.

Cảm động chuyện cậu bé 6 tuổi sống một mình

Tự nấu ăn, tự nuôi chó nuôi gà, tự sinh sống - một chuyện không tưởng đối với một cậu bé đang ở độ tuổi còn quá non nớt như Tiểu Long.


Lúc còn nhỏ chúng ta thường đòi bố mua đồ chơi, bị mẹ bắt ép học ngoại ngữ, lén xin tiền của bà rồi cùng chúng bạn chia sẻ những thanh kẹo ngọt cùng chơi trò chơi, những ngày ấy lúc nào chúng ta cũng than rằng “làm trẻ con thật khổ quá!”. Thế nhưng Tiểu Long vẫn một mình nấu cơm rửa bát, một mình kiếm củi, một mình đọc sách học chữ, một mình nuôi chó làm bạn, mỗi đêm lại một mình ngủ. Cậu bé chưa bao giờ cảm thấy mình khổ mặc dù mới chỉ sáu tuổi.

Tại sao ngôi sao giải trí được yêu hơn nhà khoa học?

Bởi ngôi sao giải trí ru ngủ con người, còn nhà khoa học, nhà triết học đánh thức con người, thách thức sự vươn lên, phản bác những thói hư tật xấu của con người.

"Đành rằng ông chủ nhà cần phải biết trước số huê lợi của người mình mướn nhà, coi họ có đủ điều kiện trả tiền tháng cho mình không? Nhưng quan trọng hơn nữa, là phải biết nhân sinh quan của người ấy như thế nào? Một vị tướng trước khi giao chiến đành rằng phải biết tổng số quân của địch, nhưng quan trọng hơn hết là phải biết trước triết lý về nhân sinh của quân địch như thế nào. Câu nói này thâm thúy vô cùng! Đối với kẻ có một nhân sinh quan như Tào Tháo: "Thà ta phụ người hơn để người phụ ta" thì giao thiệp với con người ấy là điều đáng lo ngại".

Hình ảnh kỳ quái của loài người 1000 năm sau


Một nhóm các nhà khoa học Anh đã tiến hành sự dự báo về “hình dạng mới” mà 1.000 năm sau con người có khả năng sẽ tiến hóa thành.

Không có việc gì là không xứng với bạn

Nhiều người đã nghi nhận khá rõ ràng là có sự gia tăng về việc hay đòi hỏi quyền lợi trong lớp trẻ ngày nay. Tôi đã chứng kiến điều này trong các lớp học của tôi.

Steve Jobs và những câu nói không thể nào quên

Kỷ niệm 1 năm ngày mất của Steve Jobs, cùng nhớ lại những câu nói bất hủ đã gắn liền với hình ảnh và tên tuổi của Jobs.


Năm 2005, khi Jobs được trường đại học Stanford mời đến tham gia buổi lễ phát bằng và có bài phát biểu, tại đây, Jobs đã có những câu nói khiến người nghe không thể không suy nghĩ và tạo động lực cho không ít sinh viên mới ra trường năm đó.

Thế giới tôi đang sống (P.2)

(Tiếp theo)
***
Nói về Quan hệ Thầy - Trò

Hồi xưa - nói là "xưa" nhưng chắc cũng khoảng cuối đời 8x trở về trước thôi (theo tôi quan sát và nhẩm tính) - ai được gọi là Thầy, là Cô thì người đó trong mắt chúng tôi cực kỳ đáng kính trọng. Những điều Thầy nói, Cô nói là những điều hay, lẽ phải cần phải nghe. Lời Thầy Cô là mệnh lệnh không kém gì lệnh Cha, lệnh Mẹ.

Giải pháp thay thế

Cả nhà có một cái TV, Mít thích xem cartoon network còn Chíp thì lại thích Bibi. Phải làm sao bây giờ?

Những 'lò bánh' kỳ quặc của giáo dục

Một phụ huynh đã không quá mất công khám phá ra trung tâm luyện thi là “lò bánh ga tô xịn”, còn việc dạy thêm ở tiểu học là “bán bánh vẽ”.



Khi giáo dục được “khai phóng”. Tranh: truyền thông phương Tây.

Giáo dục: Tiếp tục giam hãm hay khai phóng?

Sáng 29/9, góp ý kiến cho hội nghị Trung ương VI vào tuần tới - những tri thức thủ đô không ngần ngại ngày nghỉ, đã hội tụ để "hiến kế" cho công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà. Họ là những Nhà giáo nhân dân, GS đầu ngành có nhiều đóng góp cho giáo dục đã không thể ngồi yên trước những lo âu cho thế hệ tương lai của đất nước.

Jack Canfield: 99% là thất bại, 100% là thành công

“Có sự khác nhau giữa sở thích và cam kết. Khi bạn thích làm một việc bạn chỉ làm khi việc đó khiến bạn dễ chịu. Còn nếu bạn cam kết làm việc đó, bạn sẽ không quan tâm đến bất cứ lý do gì khác, ngoại trừ kết quả cuối cùng.” - Ken Blanchard – Giám đốc công ty Ken Blanchard, đồng tác giả của hơn 30 cuốn sách, trong đó có cuốn sách bán chạy nhất The One Minute Manager

Thế giới tôi đang sống (P.1)

"Thế giới" ở đây được hiểu là cuộc sống đang diễn ra xung quanh tôi, là thế giới thu nhỏ mà tầm mắt tôi có thể nhìn, là môi trường mà tôi đang sống, học tập và làm việc. Bài viết này vì lẽ đó chỉ kể về những gì tôi thấy, tôi nghe và tôi chứng kiến - như chính nó thể hiện - hiển nhiên không bàn đến bản chất, nguyên nhân. Nếu có những bình luận kèm theo thì có chăng chỉ là một chút mạn đàm vài ba điều trăn trở nhỏ nhoi, chủ quan mà thôi, chứ không ám chỉ, đả kích ai hoặc điều gì...
***
Nói về chuyện HỌC


Nguồn: Internet

Bài văn sâu sắc của nữ sinh 16 tuổi về đường tắt

Suy nghĩ về bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít ngườigiật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cô bé 16 tuổi.
Bạn sẽ chọn con đường nào cho mình?

"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"

Bài thơ này hồi đi học đã thích, giờ đọc lại vẫn vẹn nguyên cái tinh khôi của cảm xúc như lần đầu tiên đọc nó...

Hạnh phúc là điều trong tâm ta

Hạnh phúc quả thật khó cắt nghĩa. Hạnh phúc khi ẩn khi hiện, khi có, khi không, tuỳ theo từng chỗ đứng và chỉ chính mình mới biết được. Khi ta gặp một người nhà giàu, tiền bạc xum xuê, xe cộ bóng láng ta nói “Người ấy sung sướng quá. có phước quá” thì chưa chắc đã đúng. Khi ta thấy một người làm việc lam lũ vất vả để nuôi một đàn con, ta hay nói “tội nghiệp”. Nhưng nếu có dịp nói chuyện với người nghèo này chưa chắc ta đã nghe những lời than van như người nhà giàu nọ. Và biết đâu người lam lũ kia chẳng hạnh phúc hơn người giàu có.



Lời khuyên của cha

Hãy lắng nghe lời khuyên cảm động, chân thành từ đáy lòng một người cha dành tặng con mình với hy vọng con mình vượt qua mọi chông gai và hướng tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Sống Thật và Đơn giản

1. Có một người vào thi để xin việc làm trong một công ty nọ, khi đi dọc hành lang đến phòng thi, anh thấy có mấy tờ giấy vụn dưới đất, liền cúi xuống nhặt lấy và bỏ vào thùng rác. Người phụ trách thi vấn đáp vô tình trông thấy từ xa, đã quyết định nhận anh ta vào làm việc cho công ty. Hóa ra để được trọng dụng thật là đơn giản, chỉ cần tập những thói quen tốt.


Học cách quan tâm

Bà mẹ than nhức đầu nhưng hai cô con gái vẫn vô tư như không có chuyện gì xảy ra. Một cô cứ thản nhiên ngồi xem ti vi, cô còn lại cứ mải miết bấm điện thoại chát chít với bạn bè. Người hàng xóm sang chơi thấy thế bèn hỏi thăm bà mẹ kia đau như thế nào, rồi chạy ra tiệm thuốc Tây mua cho bà mấy liều thuốc uống.

Một người em đến nhà người chị để mời đám cưới cô con gái. Nghe người chị nói mình vừa trải qua cơn tăng huyết áp suýt bị tai biến, hiện việc đi lại còn khó khăn. Người em chẳng một lời thăm hỏi sức khỏe, bệnh tình của chị mình, cứ đưa thiệp mời đám cưới, nói chuyện đâu đâu rồi vô tư ra về. Không phải quan hệ tình cảm chị em không tốt mà người em không quan tâm đến chị mình, chỉ vì cái tính thờ ơ vô tâm mà như thế.

Người vợ bị cảm lạnh, nằm kế bên chồng vừa sổ mũi vừa hắt hơi liên tục, người chồng vẫn ngủ ngáy o o, thỉnh thoảng tiếng hắt hơi làm người chồng giật mình tỉnh giấc, anh ta càu nhàu: “Suốt đêm cứ nhảy mũi hoài làm không ai ngủ được!”, rồi anh ta ngủ tiếp.

Dân gian Việt Nam có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Người xưa thường dạy con cháu mình như thế, nhưng ngày nay dường như chẳng mấy ai quan tâm điều này. Người ta không chỉ cần học chữ nghĩa, kiến thức văn hóa, khoa học, mà còn cần phải học ăn uống, đi đứng, nói năng, học cách làm việc, học cách cư xử, học cách chăm sóc bản thân và quan tâm người khác v.v... Cái gì cũng cần phải học, chứ không phải chỉ học cách kiếm tiền, học cách ăn chơi hưởng thụ... Đôi khi chính sự thiếu hiểu biết làm hại bản thân và những người thân mà mình không hề nghĩ đến. Nếu mình không biết quan tâm đến ai thì cũng chẳng ai quan tâm đến mình. Nếu con cái chẳng học được gì ngoài sự thờ ơ, vô tâm của cha mẹ đối với những người thân của mình và mọi người, thì khi lớn lên chúng sẽ không biết gì khác ngoài việc dùng thái độ đó đối với cha mẹ chúng. 

Các bậc cha mẹ cần dạy con mình từ nhỏ phải biết cách tự chăm sóc bản thân và biết cách quan tâm, chăm sóc những người thân xung quanh mình, gần thì có ông bà cha mẹ, anh chị em, xa thì có bạn bè, chòm xóm láng giềng những khi cần giúp đỡ. Có rất nhiều người không biết cách chăm sóc cho người thân của mình do từ nhỏ không được chỉ dạy, không tập làm cho quen. Ví dụ như, khi người thân bị nóng ho mà nấu thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; khi con cái bị viêm họng mà cho uống nước đá lạnh, ăn kem; con bị cảm sốt, nhức đầu thì đè ra cạo gió rồi lấy chăn mền trùm kín; thấy con mệt mỏi do sốt thì lấy thuốc bổ cho con uống vào… Kết quả của cách chăm sóc như thế khiến người cần chăm sóc không khỏe mà còn mệt thêm, chẳng những không hết bệnh mà bệnh càng nặng thêm. Đó đều do không có hiểu biết về bệnh và không biết cách chăm sóc người bệnh.

Có nhiều ông chồng sau giờ làm mặc tình la cà đó đây nhậu nhẹt, xem như mình kiếm tiền về nhà là đã làm xong trách nhiệm, chẳng màng quan tâm đến vợ con ở nhà, không hề nghĩ ở nhà có việc gì cần mình làm hay không, vợ con có đang trông chờ mình về hay không, con cái mình đi học về chưa, chúng học hành như thế nào rồi, mình nên thường xuyên tiếp xúc hỏi han con cái để tình cảm cha con không lạt lẽo… Có nhiều bà vợ ngày nào cũng bỏ khối thời gian cho việc trau chuốt làm đẹp hoặc đi mua sắm, làm bà tám với bạn bè, nhưng lại lười vào bếp để chuẩn bị cho chồng con một bữa ăn ngon, giặt ủi cho chồng con cái quần cái áo, hoặc thăm hỏi sức khỏe, đời sống cha mẹ mình. Sự thờ ơ, vô tâm tạo ra nhiều điều đáng buồn, đáng trách. 

Nên dạy con trẻ biết thăm hỏi ông bà cha mẹ, quan tâm lo lắng, chăm sóc ông bà cha mẹ khi ông bà cha mẹ ốm đau, bệnh tật. Từ bé thơ, trẻ phải được cha mẹ dạy những câu như: “Cha có khỏe không?”, “Mẹ có khỏe không?”, “Con thương cha mẹ lắm!”, “Cha mẹ bị làm sao thế?” (Khi cha mẹ có biểu hiện bị bệnh hoặc gặp phải chuyện gì). Nên dạy con trẻ biết lấy thuốc cho cha mẹ uống khi cha mẹ bệnh (tất nhiên là cha mẹ chỉ cho con biết cần uống loại thuốc gì hoặc đi mua thuốc gì); nấu cháo cho cha mẹ ăn, đưa cha mẹ đi bệnh viện, phòng mạch, hoặc mời bác sĩ đến khám bệnh cho cha mẹ nếu như cha mẹ không thể đi; biết lấy áo ấm cho cha mẹ khi thời tiết lạnh; biết lấy nước cho cha mẹ uống và hỏi thăm khi cha mẹ đi làm về: “Cha mẹ có mệt lắm không? Để con lấy nước cho cha mẹ uống”. Khi lên mâm cơm, nên dạy con trẻ mời ông bà cha mẹ trước: “Con mời ông bà dùng cơm”, “Con mời cha mẹ dùng cơm”. Cha mẹ có biểu hiện không vui, con cái phải quan tâm tìm hiểu, hỏi cha mẹ xem mình có làm điều gì khiến cho cha mẹ buồn không hay là cha mẹ không được khỏe? Cần phải dạy trẻ biết phụ giúp công việc gia đình, xem làm việc nhà là trách nhiệm của mình chứ không phải là việc không liên quan đến mình. Nên dạy trẻ phải biết quan tâm đến người khác chứ không phải chỉ biết nhận sự quan tâm và những gì người khác làm cho mình.

Phải dạy trẻ từ nhỏ về tình yêu thương, về bổn phận, trách nhiệm, dạy trẻ nuôi dưỡng những tình cảm đạo đức và hình thành những thói quen tốt, để khi lớn lên trẻ không là người sống thờ ơ, vô tâm đối với những người thân xung quanh, đối với gia đình và xã hội.

Con người tự do là đích đến của giáo dục

(Bản nguyên bài trả lời phóng viên Lê Ngọc Sơn, báo sinh viên Việt Nam. Tòa soạn đã biên tập lại và xuất bản dưới tên: Hãy bồi đắp cho tâm hồn phì nhiêu, số ra ngày 6/8/2012).
Ở Việt Nam, nay người trẻ không chỉ đối diện với khủng hoảng kinh tế, mà còn đối mặt với một cuộc khủng hoảng các giá trị, khủng hoảng niềm tin, văn hoá…  Anh có cùng nhận định không? Và nếu có, thì cảm nhận của anh thế nào?

Đúng là đang có một cuộc khủng hoảng giá trị, không phải chỉ ở những người trẻ, mà ở cả những người già, tức là ở qui mô toàn xã hội. Cảm nhận chủ quan là ai cũng cảm thấy bất an như đang ở trong trạng thái sắp chuyển pha. Nhưng tương lai sẽ ra sao thì lại không đoán định được chính xác. Cho đến nay, vẫn không có nghiên cứu, hoặc dự báo khả tín nào về vấn đề này cả.
Ở bên ngoài, thế giới đang thay đổi mạnh mẽ. Đời sống của người dân trong nước cũng vậy, thay đổi hoàn toàn so với trước.  Nhưng các giá trị cũ vẫn tồn tại bằng cách này hay cách khác, có thể chỉ là thói quen, nhưng nhiều khi lại ép buộc bằng luật pháp. Tuy là cũ, nhưng về mặt hình thức, chúng vẫn được coi là chính danh, là dòng chủ lưu trong đời sống tinh thần của người dân, nên tất yếu xảy ra một sự va chạm giữa những giá trị cũ và giá trị mới đang được hình thành. Sự va chạm này ngày càng mạnh bởi sự gia tốc của của công nghệ, truyền thông, du lịch…
Trong bối cảnh đó, chống chếnh và khủng hoảng niềm tin là điều tất yếu. Nhưng điều này không hẳn đã xấu. Người ta chỉ có thể mất những cái cũ, tức những cái đã có. Với các giá trị tinh thần, thì đó là một sự thải loại lành mạnh và cần thiết. Do đó, sự chống chếnh, mất niềm tin là triệu chứng cho thấy cái cũ đã không còn phù hợp. Xã hội đang co bóp, đang vận động để thải loại những giá trị lạc cũ. Đó là dấu hiệu của một sự chuyển đổi, là tâm thức sẵn sàng chào đón cái mới sắp hình thành. Đó cũng là tâm thức nhìn về phía trước, dù tương lai có thể có nhiều bất trắc. Nhưng như vậy còn hơn là mãi ngoái lại phía sau. Vì nếu cứ ngoái lại không giật lùi cũng giậm chân tại chỗ, không có cơ hội nào để tiến bộ được.
Vì thế, không nên e sợ chuyện mất niềm tin, mà nên sợ chuyện lúc nào cũng coi mình là nhất quả đất, bình chân như vại.
Khủng hoảng với thế hệ anh, và cách mà cá nhân anh vượt qua?

Phần lớn những người thế hệ của tôi, cũng như phần lớn xã hội, vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Vì thế, nếu phải tách biệt thành khủng hoảng thế hệ e rằng hơi khiên cưỡng. Đây là cuộc khủng hoảng chung của toàn xã hội. Sẽ rất chủ quan nếu đánh giá cho cả một thế hệ. Thực tế, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này, nên mọi nhận định chỉ là suy diễn  hoặc trải nghiệm cá nhân.
Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải gọi tên một khủng hoảng thế hệ, thì có lẽ đó là việc phần lớn người trẻ đã để mặc đời sống vật chất cuốn đi mà không nhận ra đang có khủng hoảng về các giá trị tinh thần. Nói một cách khó nhọc và tù mù kiểu truyền thống thì đó là cuộc khủng hoảng không có khủng hoảng. Tức là anh bình chân như vại, vô cảm với các giá trị tinh thần.
Còn tôi có gặp khủng hoảng không, và vượt qua bằng cách nào ư? Tôi chuyển đổi môi trường sống khá nhiều, từ nông thôn ra thành phố, rồi lại ra nước ngoài nữa. Dĩ nhiên là va chạm với nhiều nền văn hóa và nhiều thang giá trị khác nhau. Ban đầu cũng có khủng hoảng giá trị vì quán tính của những thói quen cũ. Nhưng sau đó thì nhìn lại mình, rồi vượt qua dần dần.
Cách tôi vượt qua cũng rất đơn giản. Đó là trả lời các câu hỏi tại sao: Tại sao họ như vậy, còn mình lại như vậy? Tại sao họ phát triển mà mình không phát triển? Tại sao họ làm được mà mình không làm được…
Cũng nhờ việc đó mà tôi nhận thấy rằng, lịch sử phát triển khắp nơi đã hun đúc nên những giá trị phổ quát. Và chừng nào còn lảng tránh những giá trị này, thì chừng ấy còn bị tụt hậu, không thể vươn  lên bằng người được.
Anh đã trải nghiệm nhiều môi trường giáo dục khác nhau, vậy anh có thể cho biết, triết lý giáo dục ở các nơi đó như thế nào? Dưới góc nhìn của anh, ở những nước tiền tiến họ làm gì trong giáo dục?

Họ dạy người trẻ về giá trị của mình như một con người và như một công dân. Như một con người theo nghĩa đó là con người tự do, còn như một công dân là ý thức chịu trách nhiệm với tự do mà mình có. Với họ, con người tự do và trách nhiệm công dân là đích đến của giáo dục.
Theo anh, thái độ nào là hợp lý khi người ta đối diện với khủng hoảng?

Bình tĩnh và cởi mở là cách tốt nhất để đối diện khủng hoảng.
Thực ra, khủng hoảng cũng là cơ hội để nhìn lại mình, tổ chức lại mình. Trogn khủng hoảng, chi phí chuyển đổi là thấp nhất. Nếu biết tận dụng khủng hoảng để đánh giá và tổ chức lại mình thì đó chính là cơ hội vươn lên được tầm cao mới sau đó.
Việc này tuy dễ mà khó, vì nó chỉ có thể làm được khi ý thức được mình có tự do, tức mình vẫn có lựa chọn trong mọi tình huống. Chỉ khi đó người ta mới có thể tự tin vượt qua khủng hoảng, và vượt qua một cách thành công.
Trong thời điểm này, làm thế nào để giúp người trẻ sinh tồn, theo anh?

Những người đọc được câu hỏi này, trên báo giấy hay trên mạng, chắc chắc không có ai khó khăn đến mức chết đói. Do đó, chắc chắn họ vẫn sẽ tồn tại về mặt sinh học, nhưng tinh thần thì chưa chắc. Khi anh không ý thức được mình là một con người tự do, với những quyền bất khả tước đoạt, thì anh đã tự hủy một phần lớn đời sống của mình. Cũng như vậy, khi anh không ý thức được mình là một công dân, thì anh cũng đã tự loại mình ra khỏi xã hội.
Không ai có thể giúp được người trẻ sinh tồn ngoài chính người trẻ. Nếu người ta không tự ý thức được mình là một người tự do và một công dân trách nhiệm, thì đến thần thánh cũng không giúp được. Đời sống của họ có thể phì nhiêu về mặt sinh học, nhưng đời sống tinh thần như sa mạc. Mà như thế là đã tự hủy hoại mình rồi.
Vậy theo anh, làm thế nào để bảo tồn phẩm hạnh trong thời buổi khủng hoảng này?

Đầu tiên là phải có đã, rồi mới giữ. Rất may là với phẩm hạnh, Không với Có lại rất gần nhau. Không làm điều xấu, điều ác cũng có nghĩa là có phẩm hạnh. Vậy để giữ phẩm hạnh, đầu tiên phải biết nói “không”.
Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Sống là hành động.Vậy ngoài chuyện biết nói không, còn cần hành động nữa. Vấn đề là hành động thế nào?
Chuyện này quả thật cũng không dễ, khi phải xét xem trong muôn vàn hành động trong đời, đâu là hành động quan trọng nhất. Muốn vậy, phải lần tìm xem đâu là hành động ở cấp độ cơ bản nhất.
Để nói dài, nói đủ thì đó là chuyện của triết học. Còn ngắn gọn, thì đó là lựa chọn. Trên thực tế, có thể phân tích hầu hết mọi hoạt động của con người và máy móc thành chuỗi các lựa chọn liên tiếp. Vì thế, có thể coi lựa chọn chính là cấp độ cơ bản nhất của hành động.
Với con người, nếu xét trong mỗi quan hệ giữa hai thế giới bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân, thì lựa chọn nằm ở biên của hai thế giới này. Nhờ lựa chọn mà đời sống bên trong mỗi cá nhân được thể hiện ra bên ngoài. Lựa chọn vì thế là cầu nối và bản lề của hai thế giới.
Do đó, để bảo toàn được phẩm giá, cần bắt đầu bằng lựa chọn đúng. Cụ thể hơn là cần lựa chọn một bộ giá trị đúng để định chuẩn cho đời sống của mình. An toàn nhất, theo nghĩa khả năng phạm sai lầm thấp nhất, là dùng những bộ giá trị phổ quát đã được kiểm chứng sâu rộng theo cả hai chiều thời gian và địa lý làm chuẩn mực cho đời sống của mình.
Đọc Rừng Nauy của nhà văn Haruki Murakami, ta thấy một cảnh bức bí của một thế hệ người Nhật những năm 1960s. Anh có cảm nhận gì từ cái bức bí trong “Rừng Nauy” đến bức bí ở phố thị Việt Nam ngày nay?

Nhật Bản những năm 1960s trải qua những biến động rất lớn về xã hội. Phần vì hậu quả nặng nề của cuộc chiến, phần vì sự thay đổi chóng mặt của công cuộc tái thiết và phát triển sau chiến tranh. Việc nhìn lại mình sau cuộc chiến, sau những được mất đau thương cũng làm cho người ta dằn vặt trăn trở, nhiều khi có cảm giác ngộp thở không lối thoát.
Trong bối cảnh đó, thang giá trị của xã hội tất nhiên chưa định hình rõ ràng, mà đen xen nhau giữa các vùng tối sáng. Định hình được một bản sắc cho cá nhân và rộng hơn là cho cả xã hội, là rất khó khăn. Đó là nguyên nhân của những hoang hoải, bí bách của thế hệ người Nhật những năm 1960s.
Đời sống phố thị ở Việt Nam hiện nay cũng có một số nét tương đồng, nhưng ở cấp độ vừa thấp lại vừa cao hơn. Thấp hơn là bởi vì sự kiến tạo không diễn ra cấp tập như xã hội Nhật những năm 1960s. Nhưng cao hơn là vì những năm 1960s thì phương tiện truyền thông chính là ti vi, còn ngày nay là mạng máy tính toàn cầu, nên thông tin đến với người trẻ một cách ồ ạt.  Với thông tin đang có cuộc khủng hoảng thừa. Thừa thông tin và không biết làm gì với nó.
Nhưng điểm chung của thế hệ người Nhật những năm 1960s và người trẻ phố thị Việt Nam hiện nay là các thang giá trị cũ và mới còn chưa phân định rõ ràng. Cái mới còn chưa được định hình, trong khi cái cũ vẫn ngự trị dù lạc hậu. Điều này tất yếu dẫn đến cảm giác bất an, chới với, cô đơn.
Cộng hưởng với nó là những biến động cấp tập của đời sống xã hội, sự ích kỷ ngày càng lớn của cá nhân, cũng như sự giả dối ngày càng lan tràn như dịch bệnh, dường như đã làm các thế hệ trẻ không còn tin vào những “câu chuyện lớn” – những lý tưởng cao xa – mà tìm ý nghĩa trong những “câu chuyện nhỏ” – những mảnh vụn của đời sống thường ngày. Điều này tạo ra một cảm giác quẩn quanh bí bách, một sự mờ lòa ý nghĩa đời sống, nhiều khi đến mức nhạt thếch, trống rỗng.
Nhưng như đã nói ở trên, đó cũng không hẳn là điều xấu. Đó là dấu hiệu của một sự thay đổi sắp diễn ra. Chừng nào con người ta còn dằn vặt, trăn trở, còn hoang mang, mất phương hướng, còn cảm thấy đời sống bí bách vô nghĩa thì chừng đó còn có hy vọng. Chỉ sợ người ta không còn gì ngoài sự vô cảm ù lì. Khi đó mới thực sự đáng sợ.
Theo anh, giáo dục VN có vai trò gì trong việc giúp người trẻ định vị mình trước sóng gió khủng hoảng?

Rất tiếc là không có vai trò gì cả, vì bản thân giáo dục cũng đang gặp khủng hoảng mà không thể tự thoát ra được. Khủng hoảng trong giáo dục đã trở thành đề tài nóng suốt mấy chục năm qua. Nhiều nhà giáo dục uy tín đã nhiều lần lên tiếng đề nghị chấn hưng giáo dục, nhưng kết quả vẫn không được khả quan cho lắm. Như vậy, bản thân ngành giáo dục còn không cứu được mình ra khỏi khủng hoảng thì nói chi đến chuyện cứu người trẻ. Ở thời điểm này, nếu giáo dục không tạo thêm khủng hoảng cho người trẻ thì cũng đã là tốt lắm rồi.
Vậy nên, trong lúc chờ đợi giáo dục thay đổi, sẽ tốt hơn nếu mỗi người trẻ tự cứu mình. Nếu có thể, hãy coi khủng hoảng như một cơ hội để nhìn lại mình, loại bỏ cái cũ và định hình cái mới nếu cần thiết.
Khủng hoảng không đáng sợ nếu biết cách đối diện. Còn tự đánh lừa rằng mọi chuyện vẫn tốt, không hề có khủng hoảng thị lại nguy hiểm hơn nhiều.
 T/S Giáp Văn Dương
Nguồn: Gocnhinalan

Lãnh đạo kiểu judo và karate

Những điểm yếu của bạn hoàn toàn có thể được khai thác để mang lại lợi ích cho người khác và cho tổ chức mà bạn đang dẫn dắt. Để làm được điều này, bạn hãy xem sự khác biệt giữa judo và karate.

Cả hai đều là các môn võ thuật của Nhật Bản, và chúng đều rất đẹp mắt, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Judo nhấn mạnh đến việc khai thác sức mạnh của đối thủ, biến thành sức mạnh của bạn. Karate là phương thức tấn công khi chiến binh không còn binh khí gì trong tay trên chiến trường. Karate dựa vào chính sức mạnh của bạn để loại bỏ đối thủ.

Karate dựa vào nguyên lý tấn công về phía trước, judo lại dựa vào sức mạnh của đối thủ của bạn khi bạn lùi về đằng sau. Những nhà lãnh đạo kiểu karate sẽ đấm thẳng vào khó khăn. Những lãnh đạo kiểu judo sẽ để cho khó khăn đến với họ.

Mọi lãnh đạo đều cần phải biết lúc nào cần lãnh đạo với sức mạnh, và lúc nào cần sử dụng điểm yếu để đạt được lợi ích lớn nhất. Không phải tất cả vấn đề đều có thể được giải quyết chỉ với một phương thức này hay phương thức khác. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải xác định xem mỗi phương thức sẽ thích ứng với nhu cầu và tính cách của bạn như thế nào.



Hợp tác

Hợp tác là rất quan trọng đối với bất kì một tổ chức nào. Tại một nơi có tinh thần hợp tác, khi một nhà có chuyện, các nhà hàng xóm sẽ ngay lập tức đến giúp đỡ. Các nhà lãnh đạo cần phải làm cho nhân viên của mình biết hợp tác, và điều này có thể đạt được thông qua nhiều cách.

Hợp tác kiểu karate: Nếu bạn có năng khiếu hợp tác với người khác và đó là một trong những điểm mạnh nhất của bạn, bạn sẽ có thể có kỹ năng bán hàng tốt. Bạn tự tin và không ngần ngại yêu cầu người khác giúp đỡ bạn. Bạn suy nghĩ ngắn gọn, là một nhà ngoại giao bẩm sinh, người có thể nói về tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức theo cách trực tiếp nhất. Bạn cho người nghe cảm giác dễ chịu khi nói chuyện với họ, và bạn tự tin khi có được cảm giác sẽ chiếm được lòng tin của mọi người.

Bạn là người đầu tiên ghi lại các mục tiêu của tổ chức lên giấy, người đầu tiên tổ chức một cuộc tranh luận, và là người đầu tiên đứng lên nhận trách nhiệm. Nếu bạn là một chiến binh trong Thế chiến thứ nhất, có thể bạn sẽ là người đầu tiên xông ra khỏi chiến hào, lao về phía trước và hô xung phong.

Hợp tác kiểu judo: Bạn là người xây dựng sự đồng thuận một cách thầm lặng. Bạn hỏi ý kiến của người khác và giữ im lặng về ý kiến của mình. Bạn thu thập thông tin và trí tuệ và sắp xếp chúng lại với nhau một cách cẩn thận. Chỉ khi đó bạn mới nói lên ý kiến của mình, dựa nhiều vào các sự kiện hơn là một sức hút hướng về tầm nhìn.

Mọi người tin tưởng bạn vì họ biết rằng bạn sẽ không dẫn họ đi vào một bẫy mìn, và bạn sẽ tiến về phía trước một cách thận trọng, đảm bảo rằng đoạn đường sẽ không có gì nguy hiểm phía trước. Trong hoàn cảnh này, bạn giống như một trung đội trưởng cùng đơn vị của mình ở trong rừng, một tay cầm bản đồ, một tay cầm radio, mắt luôn hướng về những bụi rậm nguy hiểm phía trước.

Khi có một mạch nước ngầm từ dưới đất bất ngờ phun lên, bạn đã có sự chuẩn bị. Những người của bạn đã được triển khai để đương đầu với gần như bất kì sự đe dọa nào, vì bạn đã dành rất nhiều thời gian dạy họ cách phản ứng và chuẩn bị tư tưởng cho họ biết rằng không có gì là bất ngờ, chỉ có những điều không được nghĩ đến mà thôi.

Lắng nghe

Nếu bạn không coi lắng nghe là một kỹ năng quan trọng, bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà lãnh đạo. Hãy nhớ: lắng nghe cung cấp những cảnh báo về vấn đề ở mọi cấp độ, và giúp nhà lãnh đạo hành động hiệu quả hơn trong việc xác định khả năng của các mục tiêu và nhiệm vụ. Nhưng bạn lắng nghe như thế nào cũng quan trọng như việc bạn nghe được điều gì.

Lắng nghe kiểu karate: Những người nghe kiểu karate sẽ nói: "Nói cho tôi biết. Tôi muốn biết" và họ chủ động kiếm tìm thông tin trước khi thông tin tìm đến họ. Những người dạng này sẽ tạo ra những người trong tổ chức đảm bảo rằng họ sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, họ cũng đi ra ngoài và tìm kiếm thêm thông tin để bảo đảm rằng họ có được đầy đủ thông tin, kể cả những việc đã bị một "bộ lọc" ngăn lại vì cho rằng nhà lãnh đạo của họ không muốn nghe.

Lắng nghe kiểu judo

Những nhà lãnh đạo lắng nghe kiểu judo sẽ đi xung quanh, thu nhận những lá thư, email mà các thành viên trong tổ chức trao đổi với nhau để đánh giá tình hình và nhân viên trong tổ chức. Nếu bạn không phải là một người lắng nghe giỏi, bạn cần phải xây dựng một tổ chức cung cấp thông tin cho mình.

Làm thế nào? Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng những "trạm" thông tin trong tổ chức của bạn, đặc biệt tại các điểm khi tổ chức của bạn phải giao tiếp với bên ngòai. Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, bạn phải có các trạm tại từng điểm liên hệ khách hàng.

Sau khi mọi trạm thông tin đều đã hoạt động tốt, hãy lôi cuốn mọi thành viên trong công ty tham gia. Thường thì sẽ có người không nói với bạn, nhà lãnh đạo, rằng đang có chuyện rắc rối, nhưng anh ta sẽ nói với đồng nghiệp của mình. Người đồng nghiệp đó phải được khuyến khích để nói lại thông tin cho bạn vì nhiệm vụ chung và mục tiêu chung của cả công ty.

Đặt người khác lên trên bản thân

Những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn đòi hỏi bản thân sự vị tha, đặt nhu cầu của tổ chức lên trên nhu cầu của bản thân. Những lãnh đạo tập trung vào đặc quyền đặc lợi thường không tồn tại được lâu dài, trong khi những lãnh đạo nhìn thấy nhu cầu của tổ chức sẽ trải qua được cả trong cơn hoạn nạn.

Vị tha kiểu karate: Những lãnh đạo kiểu karate sẽ là người chủ của bữa tiệc, người sẽ bưng khay đồ ăn tới mời từng vị khách mới. Ông ta sẽ chủ động giới thiệu những người lạ với nhau, vì nếu họ đã đến dự tiệc của ông thì họ sẽ đều là bạn của nhau.

Vị tha kiểu judo: Những nhà lãnh đạo kiểu judo sẽ hỏi: "Tôi có giúp gì được không? Tôi có thể làm gì để bạn thấy dễ chịu hơn?" Điều đó có nghĩa là nếu đội của bạn làm việc qua đêm, bạn sẽ rời khỏi văn phòng lúc ba giờ sáng để mang về những chiếc bánh pizza. Bạn là "chất keo" gắn kết mọi người lại với nhau.

Do vậy, hãy nhớ rằng, không phải ai cũng có những kỹ năng lãnh đạo giống nhau hay thậm chí là những kỹ năng cơ bản phải có trong cùng một hoàn cảnh. Nhưng sự khác biệt đó không quan trọng. Nếu bạn đã được lựa chọn để dẫn đầu, bạn phải xác định được làm thế nào vượt qua được các điểm yếu trong các công cụ lãnh đạo của bạn và chuyển chúng thành điểm mạnh.

Cuộc sống

"Cuộc sống chính là điều may mắn - hãy đón nhận.
Cuộc sống chính là niềm hạnh phúc - hãy tận hưởng.
Cuộc sống là một bản nhạc - hãy ca vang.

Cuộc sống còn có nghĩa là bổn phận - hãy hoàn thành nó.
Cuộc sống còn có nghĩa là một lời hứa - hãy gắng giữ lời.
Cuộc sống còn có nghĩa là một sự cố gắng không ngừng nghỉ - hãy chấp nhận nỗ lực.
Cuộc sống còn có nghĩa là một sự mạo hiểm - hãy can đảm lên.

Nếu cuộc sống là một cuộc chạy đua - hãy cố gắng hết mình.
Nếu cuộc sống là một trò chơi - đừng ngần ngại hãy cứ tham gia.
Nếu cuộc sống là một nỗi buồn phiền - hãy thử cố vượt qua.
Nếu cuộc sống là một tấm bi kịch- hãy đồng ý đương đầu.

Nhưng cuộc sống còn là thời cơ - hãy tìm cách nhận ra và thu lợi từ nó.
Cuộc sống còn là một giấc mơ - hãy biến giấc mơ thành hiện thực.
Và cuộc sống này quá đỗi kỳ diệu đừng nên phá huỷ nó.

Bởi cuộc sống đơn giản chỉ là cuộc sống - hãy biết đấu tranh để tồn tại." 
Mẹ Teresa

Viết cho văn, cho mình!

Lâu lâu lắm rồi tính từ cái thuở mà mỗi ngày một bài trên blog 360. Nhiều khi đọc lại chẳng biết từ đâu mà cảm xúc dạt dào đến thế. Qua cái thời "ướt át" ấy là một khoảng dài thời gian nhiều khi nặn mãi chẳng ra một chữ nào hoặc có ra cũng rất gượng gạo dù cảm xúc vẫn đầy ắp đó. Thế rồi, tự nhiên dạo gần đây lại thấy buồn tay, lại muốn viết lách nữa rồi. Là do đang "ẩm ương" trở lại hay do cái nghề chưa biết là tay trái hay tay phải này thôi thúc cầm lại cây viết để mà khi ve vuốt, khi sắc bén, khi yểu điệu, khi lì lượm, khi yêu thương, khi thản nhiên? ^^

Nhớ hồi xưa, cô giáo dạy Văn cấp 3 viết lưu bút cho mình đã gọi mình thế này: "Diệu Huyền - cô học trò yêu Văn mà đã không đến với Văn". Suốt mấy năm đi học mình yêu Văn lắm. Mình đã viết văn không phải chỉ để viết mà để nêu chính kiến, cảm xúc của chính mình về nội dung, nghệ thuật của tác giả, tác phẩm. Có lẽ đúng với câu "Văn là người" như các cô vẫn dạy - tính cách mình ra sao thì sẽ biểu thi qua câu chữ như thế. Văn như một người bạn đồng hành với mình từ đó cho đến nay: từ những bài văn bập bè tả hoa, tả vật, đến bức thư tình đầu tiên, đến bài thơ mỗi đầu năm mới, đến những entry mà một thời mình xem như nhật ký, đến cả công việc đầu tiên khi mình đi làm chính thức. Ấy vậy mà mình đã chưa một lần chính thức đến với người bạn này: đã chọn không thi học sinh giỏi Văn để đi thi Hóa, đã chọn không trở thành một nhà báo hoặc cô giáo dạy Văn mà đi học Quản trị kinh doanh. Nhưng dù thế, Văn vẫn chưa một lần phụ mình. Văn cho mình những người bạn tâm giao (dù có người đến giờ vẫn chưa bao giờ gặp mặt) qua blog, Văn cho mình sự ghi nhận của Sếp, của khách hàng, Văn cho mình một nghề kiếm cơm tay trái những khi trái gió trở trời, Văn cho mình cả cõi lòng nhẹ thênh mỗi lần trút được bầu tâm sự qua ngòi bút. Tình yêu của Văn với mình, vẫn thế - chờ đợi, vẹn nguyên. Tình yêu của mình với Văn, vẫn không thay đổi nhưng đôi lần vô tâm hoặc giả chưa một lần hò hẹn chính thức.

Cảm xúc cũng như khẩu vị, lúc nhạt, lúc vừa, lúc lại đậm đà. Giọng văn cũng theo cảm xúc mà khi hời hợt, khi bỏ ngõ, khi lại lắng sâu. Những người bạn bằng hoặc lớn tuổi hơn thì đôi lần vẫn ghé thăm để tạm vứt cái lo toan bộn bề mà đồng điệu chút cảm xúc. Những người đang quý, đang yêu thì lục lại cả kho nhật ký để đọc một mạch mà hiểu về con nhỏ mình đang muốn kết thân. Những người bạn trẻ hơn thì thi thoảng đọc lướt qua để hoặc like ủng hộ, hoặc comment động viên, hoặc sẽ như cô em gái mình thường nói "viết gì đọc khó hiểu ghê". Ờ thì văn mình cũng như người - hình như hơi khó hiểu, khó tính, đôi khi lại hơi ích kỷ - ai chơi đủ lâu, đủ thân sẽ hiểu; ai mới biết thì hơi e dè; ai không biết thường đặt dấu chấm hỏi. Và người cũng như văn - đôi khi lãnh cảm với đấu đá, bon chen; đôi khi lãng mạn thiết tha; đôi khi lại thực tế, rất đời. Hiểu văn, hiểu người, âu cũng vì thế mà nếu chỉ dùng tư duy logic, cái nhìn khoa học thôi sẽ chưa đủ mà phải vận hết cảm tính, con tim để thấu, để hiểu, để yêu.

Gặp được con người thú vị - muốn viết. Nghe một câu chuyện, một bản nhạc xúc động - muốn viết. Thấy một cảnh đời, một kiếp người - muốn viết. Xem một bộ phim thấm thía - muốn viết. Đọc một câu tâm đắc, một dòng văn hay - muốn viết. Yêu, giận, buồn, vui, gặp gỡ, chia li - muốn viết. Viết cho người, cho mình - muốn viết. Hôm qua muốn, hôm nay muốn nhưng khác hơn hôm qua - bắt đầu viết. Sau những lần lỡ hẹn, lại thả mình vẫy vùng - tự nhiên, bản năng, thoải mái - với Văn, người tri kỷ ^^

p/s: đáng lý rằng, dự tính viết một câu chuyện khác, nhưng không hiểu sao dòng đưa dòng, chữ đưa chữ lại viết thành bài note này - dù hình như cũng hơi không hợp lắm với tâm trạng trưa Chủ nhật chang chang nắng. :-)

"Em xin được giữ ước mơ của mình"


Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".

Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.

Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.

Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".

Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:

- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?

- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?

Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.

- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.

Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:

- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.

Nhiều năm trôi qua, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến một trang trại rộng 200 mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, hai thầy trò đã gặp nhau. Cầm tay, thầy nói:

- Này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó.

Nghe thầy nói thế, cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:

- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.


Sưu tầm

Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma

Vị “Đạo sư với trí huệ như biển cả” quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng, đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là vô cùng cần thiết.


Những lời dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố, vị lãnh tụ tinh thần của Phậtgiáo Tây Tạng sẽ giúp các doanh nhân rút ra những bài học bổ ích, thực tế và sâu sắc để điều hành doanh nghiệp, tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn vì cộng đồng.

Đam mê kinh doanh và quyết tâm thực hiện mục đích đến cùng

Vị “Đạo sư với trí huệ như biển cả” quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng, đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là vô cùng cần thiết. Chính niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn và trở ngại, bởi nhờ sự say mê vào công việc kinh doanh, mỗi người sẽ có tầm nhìn bao quát hơn về tương lai phía trước.

Vinh quang là khi biết hy sinh vì người khác
Thành công của một người có thể được đánh giá qua những gì họ phải từ bỏ để có được điều hằng mong muốn. Với một doanh nghiệp, sự tăng trưởng về lâu về dài còn quan trọng hơn cách “đi tắt đón đầu”; từ bỏ một vài mục tiêu chưa hẳn đã đem lại bất lợi mà có thể tạo ra những kết quả khả quan bất ngờ. Khi đã bước vào giai đoạn ăn nên làm ra, điều đáng giá nhất với doanh nghiệp chính là thời gian bỏ ra để gây dựng và phát triển. Thậm chí qua thời gian, giá trị những cổ phiếu hay tài sản dễ biến đổi về giá nhất cũng tăng lên.

Một bài học quan trọng mà những người làm kinh doanh phải khắc cốt ghi tâm, đó là mối quan hệ tốt đẹp nhất chỉ có được khi những giá trị căn bản đằng sau nó lớn hơn nhu cầu nhỏ bé của mỗi cá nhân. Do đó, biết hy sinh vì lợi ích chung không phải là thiệt thòi, mà chính là vinh quang vậy.

Rút ra bài học từ thất bại

Thích nghi, phát triển, trụ vững, mở rộng quy mô và không lặp lại sai lầm là cách một doanh nghiệp đi lên từ con số 0. Với những người hay lặp đi lặp lại những sai lầm cũng vậy, muốn trưởng thành, họ phải rút ra bài học từ chính lỗi lầm và tìm các sửa sai ngay lập tức. Nhiều khi, không đạt được đích đến mong muốn lại là sự mở đầu của một cơ may hiếm có. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng những trải nghiệm để rút ra bài học và bước tiếp trên con đường phía trước.

Không ngừng học hỏi kinh nghiệm

Lời khuyên này áp dụng cho tất cả các phương diện của một doanh nghiệp từ khi xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng đến khi phát triển thịnh vượng và có thể chuyển hướng sang một lĩnh vực nào đó khác. Học hỏi từ những người có cùng chí hướng và tầm nhìn về doanh nghiệp với bạn là điều rất nên làm.

Tránh để bất đồng nhỏ nhặt ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Ảo tưởng về bản thân cũng như việc tin tưởng mù quáng vào sự trường tồn của doanh nghiệp thường lợi bất cập hại. Hãy nhớ rằng không gì trên đời này đáng giá hơn những người bạn, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết. Không khí trìu mến, tràn đầy yêu thương nơi gia đình chính là điểm tựa cho sự nghiệp của bạn. Chính vì thế, hãy biết trân trọng những người bạn yêu quý, nếu bất đồng xảy ra giữa đôi bên, hãy tìm cách giải quyết vấn đề hiện tại thay vì đay nghiến chuyện quá khứ.

Hòa nhập nhưng không hòa tan

Thất bại và thử thách là một cách để nhận ra những giá trị đích thực của bản thân. Sách vở cũng là một nguồn tri thức vô giá nơi bạn tìm ra những lời răn dạy, chỉ giáo của các học giả, những người có khả năng truyền cảm hứng cho bạn về cuộc sống. Hãy sống sao cho sau này nhìn lại, bạn không hề hối tiếc mà cảm thấy thực sự hài lòng. Hãy tạo dựng cuộc sống và doanh nghiệp của bạn từ chân giá trị và đức tin, sao cho công việc và cuộc sống luôn mang ý nghĩa sâu sắc.

Nguyên tắc 3R

Tôn trọng bản thân (Respect yourself): cũng chính là tôn trọng những giá trị và lý tưởng cho bạn cảm hứng.

Tôn trọng mọi người (Respect others): Khổng Tử đã dạy “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Đây là nguyên tắc vàng mà những người làm kinh doanh cần ghi nhớ.

Có trách nhiệm (Be responsible): trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng của Đức Đạt-lại Lạt-ma là Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.

Im lặng là vàng

Dẫu biết công việc kinh doanh là vô cũng quan trọng, bạn cũng nên dành một góc nhỏ trong nhịp sống bận rộn để đối diện và thành thật với chính bản thân. Mỗi ngày, hãy dành ra 5 phút yên lặng ngồi thiền để đầu óc thanh thản. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể đi du lịch những nơi chưa từng đặt chân tới. Vận may thường tìm đến vào những lúc không ai ngờ nhất và ở những nơi bất ngờ nhất.

Chia sẻ kiến thức

Bản chất của kinh doanh chính là học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được. Đức Đạt-lại Lạt-ma từng nói Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Thiết nghĩ, chia sẻ cũng cũng là một cách mang lại niềm vui trong cuộc sống vậy.

Phong Linh
Theo TTVN/Forbes
Nguồn: Cafef

Có Một Thời Như Thế

Có Một Thời Như Thế 
Xuân Quỳnh

Có một thời vừa mới bước ra
Mùa xuân đã gọi mời trước cửa
Chẳng ngoái lại vết chân trên cỏ
Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi
Đường chẳng xa, núi không mấy cách chia .

Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn
Trang nhật ký xé trăm lần lại viết
Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau
Có một thời ngay cả nỗi đau
Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi
Mơ ước viễn vông, niềm vui thơ dại

Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tươi xanh
Và tình yêu không ai khác ngoài anh
Người trai mới vài lần thoáng gặp
Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng

Tôi đã cười đã khóc những không đâu
Một vầng trăng niên thiếu ở trên đầu
Một vạt đất cỏ xanh rờn trước mặt...
Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa

Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
Hôm nay non, mai cỏ sẽ già .

Tôi đã đi mấy chặng đường xa
Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển
Niềm mơ ước gửi vào trang viết
Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư
Em yêu anh hơn cả thời xưa
(Cái thời tưởng chết vì tình ái)
Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi
Em cộng anh vào với cuộc đời em
Em biết quên những chuyện đáng quên
Em biết nhớ những điều em phải nhớ

Hoa cúc tím trong bài hát cũ
Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa
Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ
Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc.

(11-1984)

“Để tôi nghĩ cách xem sao…”

Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người lễ tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của 2 vị khách, người lễ tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”.

Anh đương nhiên không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”.

Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”. Hóa ra, cả đêm hôm đó người lễ tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó. Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người lễ tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ làm rất tốt công việc này.

Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới Hilton. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu biết yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc gì cũng có thể “nghĩ cách xem sao…”
Internet

Buổi trò chuyện "SEX- Nghệ thuật của sự tinh tế" (29.7.2012)

“Trong quan niệm triết học Phương Đông khái niệm về vũ trụ là một khái niệm vạn vật đồng nhất thể, đó là hình ảnh của thái cực bao gồm âm và dương, là hai mặt đối lập nhau như trời và đất, nước và lửa, nam và nữ….

Sự hoà hợp giữa âm và dương là điều kiện hoàn hảo cho sự trường tồn của vũ trụ và hạnh phúc của con người. Sự hoà hợp giữa người nam và người nữ là mấu chốt của cuộc sống. 

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách cùng các mối quan hệ của con người bị chi phối và ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, tâm lý, tính dục, tinh thần, môi trường, truyền thống văn hoá xã hội. Tính dục là tổng thể con người bao gồm các khía cạnh đặt trưng nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục không thuần chỉ bản chất sinh dục mà nó là một trong số hình ảnh của nhân cách con người.” (BS Hồ Đắc Duy).

Nói đến “tính dục” hay “sex” chúng ta sẽ nghĩ nhiều đến những hoạt động mang tính bản năng, tuy nhiên bản thân từ đó bao hàm cả sự hòa hợp, gợi cảm và đam mê. Trong môi trường văn hóa Việt Nam, việc nói về “sex” hầu như bị lảng tránh trong nhà trường, cả ở phổ thông lẫn đại học. Vậy thì, có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi: “Tôi mong muốn gì khi ‘sex’?” để tìm đáp án thật nghiêm túc, hay luôn để mình bị cuốn theo những hưng phấn do hormone giới tính gây ra trước sự kính thích nào đó? Và có khi nào bạn tự hỏi “mình đã “sex” đúng cách và điệu nghệ chưa”? hay chỉ biết làm theo phim, ảnh hoặc những chỉ dẫn rỉ tai từ những bậc “đàn anh” thiếu bản lĩnh nhưng thừa khả năng… ba xạo trên không gian mạng lẫn lộn thật giả ?

Chuỗi chương trình “Con mắt Nhị phân” kỳ 2 do www.lophocvuive.comwww.khaiphabanthan.vn phối hợp tổ chức sẽ mang chủ đề: “SEX – NGHỆ THUẬT CỦA SỰ TINH TẾ”. Hãy đến với chương trình để tìm hiểu sơ lược về những kiến thức tình dục xưa và nay, những cơ chế điều khiển hành vi tinh giao của con người, và cùng chia sẻ những quan điểm của bạn về sự đam mê, lành mạnh, hiệu quả trong hoạt động giới tính.

Thời gian: 14 – 17h Chủ Nhật, ngày 29.07.2012

Địa điểm: Sẽ cập nhật cho những bạn đăng ký

Phí tham dự: 50,000/người (đã bao gồm nước uống)

Hình thức đăng ký: Để đăng ký tham dự chương trình, bạn vui lòng gửi mail về địa chỉ conmatnhiphan@gmail.com, trong mail cung cấp đầy đủ thông tin: Họ tên, Email, Điện thoại liên lạc người tham dự để ban tổ chức tiện liên lạc cập nhật các thông tin cần thiết. 

Nhận đăng ký đến 24h Thứ 7 ngày 28/07/2012

Câu chuyện và bài học từ cây bút chì

Một cậu bé xem bà ngoại viết một lá thư. Được một chốc thì cậu hỏi:
“Có phải bà đang viết một câu chuyện về những gì chúng ta đã làm? Có phải câu chuyện này nói về cháu không?”

Bà ngoại của cậu bé ngừng tay và nói với đứa cháu: “Thực sự là bà đang viết về cháu đó, nhưng cây bút chì bà đang dùng để viết còn quan trọng hơn những chữ bà viết, cháu à. Bà hy vọng rằng khi cháu lớn lên, cháu sẽ giống như cây bút chì này.”

Thật bất ngờ, cậu bé nhìn vào cây bút chì. Nó chẳng có vẻ gì đặc biệt cả.
“Nhưng nó chỉ giống như bất cứ cây bút chì nào khác mà cháu đã từng thấy!”

“Điều đó còn tuỳ vào cách cháu nhìn vào những sự vật. Cây bút chì này có năm phẩm chất mà nếu cháu kiên trì gìn giữ, cháu sẽ trở thành một con người luôn có sự bình yên và hạnh phúc trong thế giới này.”

“Phẩm chất thứ nhất: cháu có khả năng đủ để làm những việc lớn, nhưng cháu không bao giờ được quên rằng có một bàn tay dẫn dắt từng bước đi của cháu. Chúng ta gọi đó là bàn tay của Thượng Đế, và Ngài luôn dẫn dắt chúng ta tuỳ theo ý định của Ngài.”

“Phẩm chất thứ hai: thỉnh thoảng, bà phải ngừng viết để dùng đồ gọt bút chì mà gọt nó lại. Điều này làm cho cây bút chì bị tổn thương một chút, nhưng sau đó, nó sẽ sắc nét hơn. Và cháu cũng vậy, phải học chịu đựng những nỗi đau đớn và buồn khổ, bởi chúng sẽ giúp cháu trở nên một người tốt hơn.”

“Phẩm chất thứ ba: cây bút chì lúc nào cũng chấp nhận cho chúng ta dùng một cục tẩy để xoá đi bất cứ lỗi lầm nào. Điều này có ngh a rằng sửa chữa một điều gì đó chúng ta đã làm thì không nhất thiết là một việc xấu; nó giúp cho chúng ta tiếp tục bước đi trên con đường dẫn đến công lý.”

“Phẩm chất thứ tư: điều quan trọng nhất của cây bút chì không phải là lớp gỗ bên ngoài, nhưng là chất than chì bên trong. Vì vậy luôn chú tâm đến những gì xảy ra bên trong tâm hồn cháu.”

“Phẩm chất thứ năm của cây bút chì: nó luôn để lại một dấu vết. Cũng giống như thế, cháu nên biết rằng mọi điều cháu làm trong cuộc sống đều để lại một dấu vết, vậy nên, cháu phải có ý thức trong mỗi hành động của cháu.”

"Phẩm chất thứ sáu của cây Bút Chì: Bút Chì không bao giờ cần phải bơm Mực, bút luôn làm việc hết mình với tất cả năng lực của mình."

"Phẩm chất thứ bảy: Thân Bút Chì được làm từ gỗ, nhắc nhở mọi người phải luôn biết quý trọng và sử dụng đúng cách những gì đến từ thiên nhiên."

"Phẩm chất thứ tám: Với tất cả những phẩm chất trên, Bút Chì mang đầy đủ những phẩm chất mà những ai muốn hoàn thiện mình phải học hỏi."

Sưu tầm

10 Câu nói bất hủ của Bill Gates

1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”

-> Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”
-> Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.

 3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”
-> Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.

4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”
-> Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”
-> Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.

6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.” 
-> Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.

7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”
-> Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”
-> Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.

9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”
-> Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.

10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”
-> Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu. 

Sưu tầm

"Hãy cứ khát khao! Hãy cứ dại khờ!"

Bài diễn văn của Steve Jobs ở Đại học Stanford mình đã từng đọc qua nhưng bỗng dưng sáng nay nghe lại chợt càng cảm thấy thấm thía. Không biết có phải là cái duyên không nhưng khi chính bản thân mình đang gặp một số băn khoăn thì những chia sẻ của S.J như giúp mình sáng tỏ hơn để tìm thấy lời giải đáp.

Nhiều khi cứ nghĩ rằng vì sao mình đã không chọn điều này điều kia, nhưng chịu khó nghĩ lại một chút thì thấy rằng bất cứ lựa chọn, quyết định nào đã có cũng có một ý nghĩa nhất định trong cuộc sống của mình. Và rõ ràng là mọi con đường đều phải xuất phát từ đâu đó, nếu ở một thời điểm nào đó trong quá khứ mình lựa chọn hướng rẽ khác thì nơi mình đứng hôm nay tọa độ, bối cảnh cũng đã khác rất nhiều rồi. 

Nhiều khi "cày cuốc" cực quá cũng đã thấy thoáng qua cái suy nghĩ dừng lại để chuyển sang một hướng đi nhẹ nhàng hơn. Nhưng một cái gì đó vẫn đau đáu không yên nếu mình không đi tiếp con đường đã chọn - tên của nó là tình yêu và sự đam mê. Nhiều người từng trải khi gặp mình thường nói: "Em sinh ra là để làm điều đó." Mình không biết điều đó có chính xác không nhưng mình biết rằng dù mình có làm gì, có chạy đằng trời thì một khi nào đó, trái tim và sự quan tâm của mình vẫn cứ trở lại dành cho nó. Đó là một cơ duyên hay một sứ mệnh? Mình không quan tâm lắm đến cách mọi người sẽ định nghĩa hay gọi tên, nhưng mình biết mình thấy vui rất nhiều khi làm nó với một động lực nội tại không thể mô tả rõ ràng bằng lời.

Nhiều khi thấy buồn (hoặc đôi khi cả thất vọng) về một thứ gọi là kỳ vọng, hy vọng đặt lên một sự kiện, một con người nào đó. Cảm giác hụt hẫng hoặc mất mát làm tổn thương con tim và xói mòn niềm tin. Đặt dấu hỏi lớn rằng mình đã sai hay điều gì đang sai khiến không ít lần bản thân rơi vào trạng thái trầm tư một mình hoặc thao thức về đêm. Nhưng mà giờ đây, cái gì sai với mình không còn quan trọng nữa bởi cái cần quan tâm sau tất cả là liệu lòng tin vào những điều xung quanh có còn như cũ không hoặc cái còn lại với bản thân sau mọi việc sẽ là điều gì. Ờ thì, vẫn sẽ tin tưởng khi hãy còn có thể tin tưởng. Ờ thì, những bài học đã có đang giúp mình cứng cáp hơn giữa cuộc đời. Vậy thì, xét cho cùng, mình có đang mất điều gì không??? :-)

Cuộc sống tưởng chừng như dài như lại vô cùng ngắn ngủi. Nhìn về quá khứ mới ý thức rõ thời gian đang trôi vụt như tên bay. Nhìn về tương lai thì không biết đâu là sẽ điểm dừng của hơi thở. Mỗi ngày là một bước chân xa hơn điểm bắt đầu và gần hơn với điểm kết thúc. Sống thế nào để là đáng sống đây?

Buổi trò chuyện “Điểm sáng ngầm” (15.07.2012)

Cuộc sống đầy vội vã khiến chúng ta đang hiếm dần những khi lắng đọng, những phút nhìn nhận lại để cảm nhận về sự thay đổi, trưởng thành bên trong chính mình. Để rồi có những khi, ta gặp phải một trở ngại, một biến cố hay giả như nghe một câu nói, đọc một câu chuyện, xem một bộ phim, chứng kiến một cảnh đời bỗng chợt giật mình thản thốt khi hình như bắt gặp mình lạc lõng, đầy băn khoăn với những dấu hỏi lớn về chính mình, về những lựa chọn mà mình phải quyết định. Để rồi, sau đó, khi đã thật sự lắng lại, ta thấy hình như mình đã có những mất mát, những bỏ quên một điều gì đó hoặc chợt cảm thán vì đã ngộ ra một vấn đề mà lâu nay vẫn trăn trở. Và biết đâu, cũng từ đó ta sẽ chọn lựa một điều gì đó một cách khác hơn những chọn lựa ở quá khứ. Khai Phá Bản Thân tạm gọi những khoảnh khắc tâm trạng đó là những “điểm sáng ngầm” – điểm sáng luôn tồn tại âm thầm bên trong mỗi người mà chỉ ở một khoảnh khắc nào đó ta có duyên nhìn thấy, nhận ra để giải đáp được những câu hỏi, những trăn trở về cuộc sống, về chính mình và hiểu hơn về bản thân. Phút giây ấy – thật đáng trân trọng biết bao!

Đến với Buổi trò chuyện “ĐIỂM SÁNG NGẦM” do Khai Phá Bản Thân tổ chức để cùng nhìn lại bản thân và chặng đường đã qua của chính mình cũng như chia sẻ, lắng nghe những trải nghiệm đáng giá của những người bạn khác trong chương trình.

Thời gian: 14 – 17h Chủ Nhật, ngày 15.07.2012

Địa điểm: S30 Cafe, 360 Lý Thái Tổ, Q.3, HCM

Phí tham dự: 50,000/người (đã bao gồm nước uống)

Hình thức đăng ký: Để đăng ký tham dự chương trình, bạn vui lòng gửi mail về địa chỉ khaiphabanthan.vn@gmail.com, trong mail cung cấp đầy đủ thông tin: Họ tên, Email, Điện thoại liên lạc người tham dự để ban tổ chức tiện liên lạc cập nhật các thông tin cần thiết.

Nhận đăng ký đến hết 24h Thứ bảy, ngày 14.07.2012

Chúc bạn luôn vui và thành công!

Mình còn nhỏ bé!

Hôm nay, mình thấy mình nhỏ bé...


Nhỏ bé bởi thấy nguồn lực của mình hãy còn hữu hạn lắm trước đam mê, ước mơ và vô vàn thứ muốn làm.

Nhỏ bé bởi thấy ngoài kia còn quá trời việc cần làm mà đến giờ mình vẫn chưa lo ổn cho bản thân và dự án.

Nhỏ bé bởi muốn làm nhiều điều cho ba mẹ, cho bé em và cho cả bản thân mình nữa nhưng rồi chính mình lại chưa ổn định đâu vào đâu nên thành thử cũng chưa làm được gì gọi là to tát hơn như dự định.

Nhỏ bé bởi khi nghe một bài thơ nói về "thế hệ" trong chương trình tối nay mà giật mình thảng thốt bởi đâu đó mình thấy hình bóng rải rác của chính mình trong đấy. 

Nhỏ bé bởi khi gặp và nhìn những người tuổi này tuổi kia làm được điều này điều nọ, rồi nhìn lại chính những người thân thiết của mình cũng chạc tuổi đó mà mình vẫn chưa giúp họ sử dụng được hết năng lực vốn có của chính họ để gặt hái được nhiều hơn, có cuộc sống nhiều màu sắc hơn, nhiều hương vị hơn.

Nhỏ bé bởi trong nhịp sống đang quay cuồng của rất rất nhiều người trẻ, mình muốn nói với họ"ấy ơi, chậm lại 1 tí để hiểu bản thân và sống đúng là chính mình nhé!" mà giọng mình còn nhỏ quá, nhiều nhất họ chỉ nghe thấy tiếng lầm bầm gì đó trong gió chứ chưa đạt đến tiếng vang của hồi chuông như mình mong muốn.

Nhỏ bé bởi vẫn có những khi mình chưa vượt qua được một rào cản nào đó bên trong của chính mình, để bước thêm một bước đối diện với những cảm xúc lẫn lộn của chính mình về một điều gì đó hoặc về một ai đó.

Nhỏ bé bởi một khi đám đông xã hội vẫn đang đánh giá mọi điều qua vẻ bề ngoài hào nhoáng hoặc hình thức nổi trội (chức vụ, địa vị, tiền bạc,...) để mà nghe theo, đi theo thì mình vẫn chưa xây dựng được một hình ảnh thành công mặt nổi để có thể gây được ảnh hưởng, lan toả các giá trị dự án đang làm một cách nhanh chóng, rộng rãi hơn.

Nhỏ bé bởi vẫn phải để một ai đó lo lắng cho mình về điều này điều kia (dù không cố ý).

Nhỏ bé bởi một khi nào đó chợt thấy mình dường như không có chút sức lực nào nữa và tự dưng muốn dựa vào một ai đó để ngủ một giấc thật ngon, thật sâu mà không phải trằn trọc mất ngủ hàng đêm vì suy nghĩ vẫn vơ về việc này việc kia.

Nhỏ bé bởi biết rằng cuộc sống không kéo dài đến vô tận và chuỗi ngày còn lại thì đang ngày càng ngắn đi.

Nhỏ bé bởi nhiều khi thấy mình như hạt cát cố đi ngược lại sóng đại dương để được sống cuộc sống của chính mình, là chính mình.

Trong bao la, vô tận của vũ trụ, cuộc sống và những điều muốn làm, cần làm,... mình nhỏ bé, thật sự còn vô cùng nhỏ bé...

(Tản mạn nhân việc nhìn ngắm lại bản thân và chặng đường đã qua. Để bước tiếp!)
TP.HCM, 24.06.2012