“Khai sáng” và “trưởng thành” là một cặp luôn song hành với nhau, cái trước là tiền đề, cái sau là hệ quả; cái trước là điều kiện, cái sau là kết quả. Một người được coi là trưởng thành chỉ khi họ được khai sáng và ngược lại, một người được khai sáng thì bất luận tuổi tác ra sao cũng được coi là trưởng thành.
"Khai sáng là khả năng thoát khỏi tình trạng vị thành niên về trí tuệ để sử dụng tri thức của mình (một cách độc lập) mà không cần sự chỉ dẫn của người khác”. Nhà triết học Đức nổi tiếng Immanuel Kant khẳng định như vậy trong tiểu luận “Thế nào là khai sáng?”.
Một người trên 18 tuổi thì được coi là trưởng thành nhưng là trưởng thành về mặt sinh học. Một người chỉ được coi là “trưởng thành” về mặt trí tuệ và nhận thức khi người đó được “khai sáng” thông qua “sự học”, “thực học” và “biết học”. Đó là người có suy nghĩ và tư duy độc lập, dám nghĩ và dám tin để từ đó biết lỗi, biết ơn, biết sáng tạo, có khả năng phân biệt đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu; biết cái gì đáng khinh, cái gì đáng trọng…
Ngót trăm năm đã trôi qua, định đề mà tiền nhân đặt ra vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự, cho dù dân đã không còn là “hai lăm triệu” nữa!Vấn đề là làm thế nào để được khai sáng, hay nói cách khác, hành trình để trở thành “người lớn”, người trưởng thành cần phải trải qua những “công đoạn” nào, con đường nào?
Trích Talk&Think - Chia sẻ và Suy ngẫm
Nguồn: Doanh Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét