Tại sao bạn lo lắng nhiều hơn người khác?

Trong tình huống nào bạn trở nên gượng gạo? Khi bạn sắp mời 1 ai đó bạn biết có 1 cuộc hẹn đầu tiên? Khi bạn muốn yêu cầu 1 người nào đó dừng làm việc gì đó thực sự khiến bạn khó chịu? 

Trong nhiều tình huống, chúng ta không dám nói ra hoặc hành động vì chúng ta sợ bị xấu hổ hoặc trông ngu ngốc. Khi thời điểm cho sự thật đến, chúng ta thường căng thẳng và không thể nói hoặc làm điều chúng ta muốn. Những sự ngăn chặn đó chỉ là 1 trong số những cách mà sự lo lắng kiềm chế hành vi của chúng ta.


Lo lắng là vấn đề tâm lý phổ biến nhất mà loài người chúng ta trải nghiệm. 1 vấn đề mà chúng tôi muốn tập trung vào là chúng ta so sánh mức độ lo lắng của chúng ta với của người khác như thế nào. Như chúng ta thấy, cách chúng ta nhận thức và cách chúng ta truyền thông về nỗi khổ cá nhân có 1 ảnh hưởng lên cách chúng ta đương đầu với nó.

Bất chấp sự phổ biến của những nỗi lo của chúng ta, điều thú vị cần nhận thấy là chúng chỉ là 1 phần tương đối nhỏ của những cuộc trò chuyện hằng ngày của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta nói về những nỗi sợ và hoài nghi của chúng ta ít hơn nhiều so với chúng ta thực sự trải nghiệm chúng. 1 lí do cho điều này có lẽ là bạn giả định rằng người khác lo lắng ít hơn bạn. Nếu vậy, khi tiết lộ tất cả những nỗi lo lắng của bạn có vẻ không phù hợp, vì người khác sẽ không thể đồng cảm với chúng và thậm chí có thể xem bạn như người loạn thần kinh.

Khi điều này xảy ra, mọi người có xu hướng đánh giá bản thân họ là lo lắng nhiều hơn, gượng gạo nhiều hơn và xấu hổ hơn so với người bình thường. Nhận thức sai này tồn tại vì chúng ta nhận thức được hoàn toàn những đặc điểm đó ở trong chúng ta và chúng ít rõ ràng hơn ở người khác.

Ngược lại, con người không đánh giá bản thân họ có bất kì khác biệt nào so với người bình thường ở những đặc điểm như tính gây hấn, sự duyên dáng hay tính mỉa mai vì những tính cách đó có những hành vi phân biệt đi kèm với chúng. Do đó chúng ta có thể so sánh bản thân chúng ta với người khác chính xác hơn những khía cạnh trên.

Khi chúng ta không có thông tin chẩn đoán thì chúng ta có thể dễ dàng đi đến những kết luận sai về người khác. 1 trường hợp cực đoan của điều này xuất hiện khi chúng ta hiểu sai về những cảm xúc thật của người khác vì mọi người hành động 1 cách không nhất quán với cảm xúc thật của họ. 1 ví dụ cổ điển là khi 1 giáo viên nói điều gì đó mơ hồ với học sinh trong lớp học, nhưng mỗi học sinh lại không dám yêu cầu giáo viên làm rõ ràng vì họ không muốn trông ngu ngốc trước lớp. Khi không ai giơ tay phát biểu, mỗi người giả định rằng mọi người đều phải hiểu câu nói của giáo viên. Do đó, cả lớp kết thúc là tạo ra 1 chuẩn tắc xã hội (rằng thông điệp của giáo viên đã rõ ràng), dù chuẩn tắc trình bày sai những cảm xúc thật của mọi người.

Nghiên cứu bởi John Sabini cho thấy những kiểu nhận thức sai đã dẫn chúng ta đến những kết luận rất khác nhau về sự không hành động của người khác đối lập với những sự không hành động của chúng ta. Ví dụ, khi được yêu cầu tưởng tượng về “thực hiện bước đi đầu tiên” để bắt đầu 1 mối quan hệ tình cảm, chúng ta đưa ra những lí do khác nhau để giải thích tại sao chúng ta (đối lập với người khác) đã không tiếp cận 1 đối tác tiềm năng. Chúng ta giải thích cho sự không hành động của chúng ta là do sợ bị từ chối, trong khi đó, chúng ta giải thích cho sự không động đậy của người khác là do họ thiếu hứng thú. Do đó, ngay cả khi chúng ta ở trong cùng 1 tình huống và hành xử tương tự như người khác, chúng ta không nhận thấy là người khác đang bị kiểm soát bởi những sự kiềm chế xã hội và nỗi lo lắng cũng nhiều như của chúng ta.

Những nhận thức sai của chúng ta còn bị bóp méo thêm nữa vì 1 quy tắc phổ biến trong nền văn hoá của chúng ta: Khi tham gia vào cuộc trò chuyện thông thường với người khác, bản chất của những câu nói của chúng ta nên được giữ ở mức trung tính hoặc hơi tích cực. Nghĩa là, chúng ta cố tránh trở nên (quá) tiêu cực vì nó bị xem là không thích hợp và làm người khác cảm thấy không thoải mái. Chúng ta thường chỉ thảo luận những nỗi lo (lớn hoặc nhỏ) của chúng ta với người mà chúng ta cảm thấy gần gũi. Thật không may, quy tắc duy trì cuộc nói chuyện tích cực thường che giấu những cảm xúc thật của con người và chỉ làm củng cố ấn tượng là người khác không lo lắng.

Thực tế là chúng ta đánh giá thấp nỗi lo của người khác và đánh giá quá cao nỗi lo của chúng ta có thể có những hậu quả nghiêm trọng, 1 trong số đó là cảm giác cô lập xã hội. Đương đầu với nỗi khổ đã đủ khó khăn, nhưng cảm thấy chúng ta đang đương đầu với nó 1 mình chỉ làm cho mọi việc có vẻ tồi tệ hơn. Thêm nữa, kìm nén những cảm xúc tiêu cực không tốt cho sức khoẻ thể chất hoặc tinh thần của chúng ta cũng như không tốt cho việc xây dựng những mối quan hệ bền vững với người khác.

Bước đầu tiên để vượt qua những khó khăn đó là nhắc nhở bản thân chúng ta rằng người khác có xu hướng gượng gạo và lo lắng về những điều tương tự như chúng ta, ngay cả nếu họ trông không có vẻ như vậy. Duy trì sự nhận thức này trong những tương tác hằng ngày của chúng ta dẫn đến 1 cảm giác kết nối mạnh mẽ hơn với người khác và 1 sự sẵn sàng hơn để nói những điều trong tâm trí của chúng ta.

————————–
Tham khảo
Why do you worry more than other people?
Published on August 11, 2008 by Ilan Shrira in The Narcissus in All of Us

Nguồn: PsychologyToday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét