10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang sợ thất bại

Tất cả mọi người đều ghét thất bại, nhưng với một số người, thất bại giống như một mối đe dọa về mặt tâm lý khiến cho động cơ né tránh thất bại vượt quá động cơ để thành công. Nỗi sợ thất bại này khiến họ trong vô thức làm hại đến cơ hội đạt được thành công của họ.


Làm thế nào thất bại có thể gây ra một mối đe dọa về mặt tâm lý

Thất bại gây ra nhiều cảm xúc như thất vọng, tức giận, hụt hẫng, buồn, tiếc nuối và rối loạn; nhưng những cảm xúc khó chịu đó thường không đủ để gây ra một nỗi sợ thất bại khủng khiếp. Quả thật, thuật ngữ ‘sợ thất bại’ là một cách dùng từ sai vì không phải thất bại nằm bên dưới hành vi của người có nó. Đúng hơn là, một nỗi sợ thất bại về bản chất là một nỗi sợ xấu hổ. Người có nỗi sợ thất bại và bị thúc đẩy để tránh né thất bại không phải vì họ không thể kiểm soát được những cảm xúc cơ bản như thất vọng, tức giận và vỡ mộng đi cùng với những kinh nghiệm đó, mà bởi vì sự thất bại cũng làm họ cảm thấy xấu hổ vô cùng.

Xấu hổ là một cảm xúc độc hại vì thay vì cảm thấy buồn về những hành động của chúng ta (tội lỗi) hoặc những nỗ lực của chúng ta (hối tiếc), xấu hổ làm chúng ta cảm thấy tồi tệ về con người của chúng ta. Xấu hổ chạm đến cốt lõi của cái tôi của chúng ta, những bản sắc tâm lý của chúng ta, lòng tự trọng của chúng ta và sự thỏa mãn, hạnh phúc của chúng ta. Bản chất nguy hại của xấu hổ làm nó trở nên khẩn cấp đối với những người đang có nỗi sợ thất bại né tránh những mối đe dọa về mặt tâm lý liên quan đến thất bại bằng cách tìm thấy những cách để giảm bớt những hệ quả của một sự thất bại có khả năng xảy ra (ví dụ, bằng cách mua quần áo mới không cần thiết cho một cuộc phỏng vấn xin việc thay vì đọc tài liệu về công ty – điều đó cho phép họ viện cớ “tôi không có thời gian để chuẩn bị đầy đủ”).

10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang sợ thất bại

Những dấu hiệu dưới đây không phải là những chẩn đoán chính thức, nhưng nếu bạn cảm thấy những dấu hiệu đó rất phù hợp với bạn, bạn có thể cần kiểm tra thêm vấn đề này, bằng cách đọc nhiều hơn về nó hoặc gặp một chuyên gia về sức khỏe tinh thần.

Thất bại làm bạn lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn.

Thất bại làm bạn lo lắng về khả năng của bạn để theo đuổi tương lai mà bạn khao khát.

Thất bại làm bạn lo lắng rằng người khác sẽ mất hứng thú với bạn.

Thất bại làm bạn lo lắng về khả năng và trí tuệ của bạn.

Thất bại làm bạn lo lắng về việc làm thất vọng người có ý kiến mà bạn đánh giá cao.

Bạn có xu hướng nói trước cho người khác biết rằng bạn không kỳ vọng đạt được thành công để hạ thấp những kỳ vọng của họ.

Một khi bạn đã thất bại trong một việc gì đó, bạn khó mà tưởng tượng những việc bạn có thể làm khác đi để thành công.

Bạn thường có những cơn đau đầu, đau dạ dày hoặc những triệu chứng cơ thể khác vào phút cuối ngăn không cho bạn hoàn thành sự chuẩn bị của bạn.

Bạn thường bị làm sao lãng bởi những công việc ngăn không cho bạn hoàn thành sự chuẩn bị của bạn mà sau này bạn nhận ra chúng không cấp bách vào lúc đó.

Bạn có xu hướng trì hoãn và không còn thời gian để hoàn thành sự chuẩn bị của bạn đầy đủ.

Làm gì khi bạn có nỗi sợ thất bại

Vấn đề chính khi nói về nỗi sợ thất bại đó là nó có xu hướng hoạt động ở mức độ vô thức. Có hai việc quan trọng bạn có thể làm để chế ngự những phương pháp kém thích nghi mà nỗi sợ thất bại có thể ảnh hưởng đến hành vi của bạn:

1. Thừa nhận nỗi sợ. Điều quan trọng là chấp nhận rằng sự thất bại làm bạn cảm thấy vừa sợ hãi và xấu hổ, và tìm đến những người đáng tin mà bạn có thể nói về những cảm xúc đó. Đem những cảm xúc đó lên bề mặt ý thức có thể giúp ngăn không cho bạn bộc lộ chúng thông qua những nỗ lực vô thức làm hại bản thân bạn và có được sự bảo đảm và thấu cảm từ những người đáng tin có thể nâng cao cảm giác về giá trị bản thân.

2. Tập trung vào những khía cạnh nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Xác định những mặt nào của công việc hoặc của sự chuẩn bị nằm trong tâm kiểm soát của bạn và tập trung vào chúng. 

------------------------
Nguồn
Ten Signs You Might Have a Fear of Failure
How fear of failure makes us sabotage our efforts
Published on June 18, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét