Tại sao “cảm ơn” còn hơn cả những cách cư xử tốt?

Theo các nhà tâm lý học tích cực, nói “cảm ơn” không chỉ là cách cư xử tốt mà nó còn có lợi cho bản thân.


Các nghiên cứu chỉ ra, lòng biết ơn có thể nâng cao sự thỏa mãn, sức khỏe thể chất, tăng cường những mối quan hệ xã hội, tạo ra những trạng thái cảm xúc tích cực và giúp chúng ta đương đầu với những lúc bị stress trong cuộc sống.

Nhưng chúng ta cũng nói cảm ơn vì chúng ta muốn người khác biết chúng ta đánh giá cao những việc họ đã làm cho chúng ta, và khuyến khích họ giúp chúng ta lần nữa trong tương lai.

Khía cạnh này của lòng biết ơn được Adam M. Grant và Francesca Gino kiểm tra trong một loạt nghiên cứu mới được công bố trên tờ Journal of Personality and Social Psychology (Grant & Gino, 2010).

Họ muốn xem lòng biết ơn có ảnh hưởng gì lên người được cảm ơn. Liệu nó thúc đẩy người đó, nếu vậy, nó thúc đẩy họ bằng cách làm họ cảm thấy tốt, hay là còn nhiều hơn nữa?

Trong nghiên cứu đầu tiên, 69 người tham gia được yêu cầu đưa ra lời phản hồi cho một sinh viên hư cấu được gọi là ‘Eric’ trên lá thư xin việc của anh ấy. Sau khi gửi phản hồi của họ bằng email, họ nhận được một thư trả lời từ Eric với yêu cầu xin được giúp đỡ thêm cho một lá thư khác.

Một nửa số người tham gia nhận được một thư trả lời cảm ơn từ Eric và nửa còn lại nhận được thư trung tính. Các thực nghiệm viên muốn xem điều này sẽ có ảnh hưởng gì lên động cơ của những người tham gia để giúp đỡ Eric.

Những người được Eric cảm ơn đã sẵn sàng giúp đỡ Eric nhiều hơn. Quả thật, ảnh hưởng của ‘cảm ơn’ khá lớn: trong khi chỉ có 32% người tham gia nhận được email trung tính đã giúp đỡ với lá thư thứ hai, khi Eric bày tỏ lòng biết ơn của anh thì nó tăng lên đến 66%.

Quan điểm cho rằng nói lời cảm ơn làm người khác có nhiều khả năng giúp đỡ bạn trong tương lai không phải điều gây bất ngờ, nhưng thứ các nhà nghiên cứu quan tâm là tại sao điều này xảy ra.

Có lẽ lòng biết ơn của Eric khiến người khác cảm thấy tốt hơn? Hoặc có lẽ nói cảm ơn làm nâng cao lòng tự trọng của người giúp đỡ, đến lượt nó thúc đẩy họ giúp đỡ bạn lại lần nữa.

Trong thực tế, các thực nghiệm viên phát hiện thấy: mọi người không giúp đỡ nhiều hơn vì họ cảm thấy tốt hơn hoặc nó nâng cao lòng tự trọng của họ, mà vì họ thích được người khác cần đến và cảm thấy được coi trọng về mặt xã hội hơn khi họ được cảm ơn.

Cảm giác về giá trị xã hội này giúp con người vượt qua những yếu tố khiến chúng ta dừng giúp đỡ người khác. Chúng ta thường không chắc chắn sự giúp đỡ của chúng ta thực sự được người khác cần đến và chúng ta biết rằng chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác có thể làm chúng ta cảm thấy mình như một người thất bại. Hành động nói lời cảm ơn trấn an người giúp rằng sự giúp đỡ của họ được coi trọng và thúc đẩy họ giúp đỡ nhiều hơn.

Sau đó các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu tác động này có mở rộng sang những người khác. Liệu lời cảm ơn của Eric sẽ làm những người tham gia có nhiều khả năng giúp đỡ một người khác?

Trong nghiên cứu thứ hai, những lời cảm ơn của Eric (hoặc thiếu lời cảm ơn trong điều kiện kiểm soát) được theo sau, 1 ngày sau, bởi một email yêu cầu sự giúp đỡ tương tự từ Steven. Tỷ lệ người giúp đỡ Steven là 25% khi họ không nhận được lời cảm ơn từ Eric, nhưng tăng lên 55% khi họ được cảm ơn.

Dù tỷ lệ chung là hơi thấp hơn nhưng lòng biết ơn của Eric vẫn làm tăng gấp đôi số người sẵn sàng giúp đỡ.

Trong nghiên cứu thứ ba và bốn, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những phát hiện của họ bằng hình thức mặt đối mặt. Họ thu được những kết luận tương tự, với sự gia tăng hành vi giúp đỡ 50% trong nghiên cứu thứ ba và 15% trong nghiên cứu thứ bốn. Những tỷ lệ thấp hơn đó cho thấy tác động của lòng biết ơn lên động cơ phụ thuộc vào tình huống.

Đối với hầu hết chúng ta, bày tỏ sự cảm ơn của mình là một việc làm hằng ngày, chúng ta có xu hướng không nghĩ gì về nó. Nhưng về mặt tâm lý, nó có một vai trò rất quan trọng đối với cả người cho và người nhận.

4 nghiên cứu trên tiết lộ rằng lòng biết ơn còn hơn cả một hành động đẹp; nó trấn an người giúp rằng sự giúp đỡ của họ thực sự được cảm kích và nó khuyến khích thêm những hành động giúp đỡ xã hội. 

Nguồn: spring.org.uk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét