Những cố gắng trói buộc tư duy của người học trò bằng thang đo trí tuệ của người thầy không chỉ làm cho giáo dục ngày một cổ hủ hơn mà còn làm cho đất nước, xã hội bị chững lại.
Ảnh: Văn Chung
Đổi mới giáo dục ở một quốc gia vốn có truyền thống lâu đời quả không phải là điều dễ. Với những cách triển khai ào ạt và chỉ chú trọng vào thay đổi phương pháp thì thất bại thường gặp phải là do rào cản của lịch sử. Trong khi đó, việc đổi mới những thứ được xem là trừu tượng nhưng có ý nghĩa tiên quyết dường như lại là cứu cánh tốt nhất cho tiến trình này. Một trong những thứ ấy là tư duy.
Cải biến tư duy người dạy và người học trước khi áp dụng các phương pháp hiện đại là một logic đúng.
Xin được mở đầu câu chuyện bằng một cuộc biểu quyết của nhóm sinh viên ĐH năm thứ 02. Nhóm 03 người đã thắng nhóm 02 người bằng cách biểu quyết để cho rằng Huế là một trong 05 thành phố trực thuộc trung ương. Bỏ qua cái cách làm lạ lùng để chứng minh cho một chân lý trên kia, thì quả thật khó để giải thích được rằng, những sinh viên khối C lại sai lầm về một kiến thức địa lý sơ đẳng như vậy.
Câu trả lời nằm ở chỗ: 03 sinh viên thắng cuộc đã từng chung một trường hồi phổ thông và ở đó, họ được dạy rằng: Huế là thành phố trực thuộc trung ương và họ tin ấy là chân lý. Kỳ thực, một con người được tự do về tư duy sẽ luôn có một cách riêng nào đó để nghi ngờ chân lý. Nhưng với cách dạy của người thầy đã làm cho họ tin rằng: Thầy là chân lý và chân lý thì khỏi phải chứng minh.
Quả thật, dường như chúng ta đã lạc quá lâu trong cái cách tư duy người thầy luôn đúng. Việt Nam ta có truyền thống “tôn sư, trọng đạo” lâu đời. Từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn khắc ghi “một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy”. Vì thế trong tâm lý người học trò Việt, thầy là người đặc biệt, người biết mọi thứ và luôn đúng. Điều này xét ở khía cạnh khoa học dường như không được thỏa đáng. Bởi vô tình thước đo của tri thức lại bị giới hạn bởi chính cách nghĩ về một chân lý.
Một người bạn Na Uy đang theo học về “Việt Nam học” đã từng nói với tôi rằng: “Tôi thấy lạ vì ở nước tôi, thầy phỏng vấn để biết học trò mình biết được những gì và họ chỉ dừng lại khi nghe được những thứ mà học trò của họ biết rõ nhất, nhiều nhất. Còn ở nước anh, họ (giảng viên) lại phỏng vấn để biết học trò của mình không biết những gì và chỉ dừng lại khi tìm ra được chỗ mà học trò của họ không biết. Quả thật điều này không giải quyết được gì về mặt tri thức".
Bởi người ta sẽ không tự đi tìm những gì người ta không biết sau mỗi kì thi. Đổi lại, họ lại hứng khởi với những thứ mình am hiểu khi nhận được sự ủng hộ và định hướng từ phía người thầy. Như vậy, rõ ràng có sự khác nhau rõ rệt giữa hai cách học và thi. Tâm lý sợ trò giỏi hơn thầy như một thứ thâm căn, cố đế trong biết bao thế hệ nhà giáo Việt. Bởi vậy người ta thường bắt học sinh tin rằng thầy không sai.
Nên tự hào hơn là xấu hổ
Tôi còn nhớ một câu nói rất nổi tiếng của Aristotle: “Đối với ta, Platon thật đáng quý nhưng chân lý còn đáng quý hơn!”. Platon là một nhà triết học đại tài của Hy Lạp cổ đại. Ông là người khởi nguồn cho thuyết Duy tâm và danh từ Academy. Platon là thầy của Aristotle. Trong hàng trăm người học trò của Platon, chỉ có Aristotle là một mực nhắm mắt không nghe thầy.
Ông ta hoài nghi những lời thầy nói và luôn tìm mọi cách để chứng minh điều ngược lại là đúng và không vì điều này mà Platon cảm thấy khó chịu. Đổi lại, ông gọi Aritoce là “Nous of Academy”. Tiếng Hy Lạp “Nous” có nghĩa là “linh hồn” với ý nghĩa Aritoce là “linh hồn của viện hàn lâm”. Không những thế, ông còn cho khắc lên phòng của Aristotle dòng chữ: “Phòng của người thiên kinh vạn quyển”. Để đền đáp những tâm huyết mà thầy dành cho mình. Aristotle đã trở thành một nhà triết học lừng danh nhất thời kì cổ đại với những di sản kiến thức đồ sộ còn tồn tại cho đến ngày này.
Điều có lẽ sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực nếu Aristotle phải học với một người thầy hẹp hòi. Lịch sử dân tộc cũng từng chứng minh những trường hợp như thế. Như câu chuyện của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là học trò của Bảng nhãn nhà Lê Lương Đắc Bằng. Thời còn đi học, Trạng Trình được thầy truyền thụ mọi lễ giáo, trí tuệ với một phương châm “làm cho trò giỏi hơn mình mới là người thầy giỏi”.
Khi về am Bạch Vân dạy học, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng lấy phương châm ấy mà truyền thụ văn, nghĩa, đào tạo được nên những con người kiệt xuất như: Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng), Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh. Trong khi đó Trạng Trình trở thành người thầy vĩ đại nhất nhà Mạc. Từ câu chuyện này có thể thấy rằng, danh tiếng của người thầy được đề cao từ những người học trò xuất chúng hơn mình. Bởi thế, người thầy nên tự hào hơn là xấu hổ vì điều đó.
Trong phật giáo, khi bàn về quan hệ giữa người thầy và trò có câu: “Con giỏi hơn cha mẹ là nhà có phúc, trò giỏi hơn thầy là trường có phúc, đệ tử giỏi hơn thầy là Chùa có phúc”.
Người trao truyền không đơn giản thực hiện việc di sản đơn thuần những gì mình có, mà cần biết cách định hướng và mở ra một con đường mới dựa vào những phát hiện về trí tuệ của người tiếp nối. Bởi cả hai đều có được những “khả năng học đạo”, do đó cần làm cho người tiếp nối biết nghi ngờ, nghi ngờ cả những gì được di sản. Còn người trao truyền phải nên chỉ xem mình là người đi trước, biết trước, không phải là người biết hết và càng không phải là chân lý.
Trong thời đại ngày nay, khi mà thông tin đang ngày càng được rộng rãi hơn và miễn phí. Quyền và khả năng tiếp cận những giá trị tri thức của nhân loại được chia đều cho mọi người. Người thầy và xã hội nên định hình lại vai trò của mình là “người lái đò” thay vì “người chống đò” như trước. Những cố gắng trói buộc tư duy của người học trò bằng thang đo trí tuệ của người thầy không chỉ làm cho giáo dục ngày một cổ hủ hơn mà còn làm cho đất nước, xã hội bị chững lại hoặc phát triển một cách chậm chạp.
Bởi xét đến cùng, chỉ khi người thầy sản sinh ra được những con người tốt hơn, giỏi hơn mới mong có được sự tiến bộ cho xã hội. Như vậy, có thể hiểu rằng, vị thế của người thầy trong tâm thức dân tộc vẫn luôn thể hiện đúng với những giá trị truyền thống từng có. Nhưng đã đến lúc chúng ta cần có một tư duy khác về vai trò của người thầy. Đó không phải là một tư duy đánh đổi các ý thức tôn trọng vốn có của dân tộc.
Muốn làm được điều này, trước hết, người thầy phải luôn tự xem mình không phải là chân lý.
Phong Trần
Nguồn: TuanVietNam
thú vị nhỉ
Trả lờiXóahạt điều vỏ lụa rang muối
Bạn có thể tham khảo 1 vài thông tin liên quan tới đây:
Trả lờiXóađệm vạn thành hà nội demvanthanh.com
đệm cao su liên á la dome blue lienahanoi.vn
đệm lò xo liên á hà nội lienahanoi.vn
Thông tin bài viết rất hay, bạn có thể xem qua 1 số thông tin liên quan dưới đây:
Trả lờiXóagiấy dán tường cho bé gái
giấy dán tường cổ điển
giấy dán tường karaoke