Thời gian qua mình có cơ hội được nghe, gặp một số người đang làm giáo dục, từ các chuyên gia giáo dục đến những giảng viên đại học, từ những người đam mê việc chia sẻ đến những diễn giả nơi này nơi kia. Lẽ dĩ nhiên, xét về cách truyền động lực hoặc về kiến thức hàn lâm thì tùy theo đối tượng đa số họ đều là chuyên gia trong "món" mà họ đang theo đuổi. Đó là chuyện vui, điều đáng mừng. ^^
Song song đó, trong quá trình này, mình cũng thu nhặt được không ít những lăn tăn mà bản thân cũng là người quan tâm đến giáo dục mình không khỏi trăn trở.
Đây là quan niệm của một số người đang làm công tác giảng dạy. Họ đơn giản chỉ quan tâm đến người thích học khi đứng lớp và xem nhiệm vụ của mình là truyền thụ kiến thức cho đối tượng này, còn những đối tượng khác thì nằm ngoài nhiệm vụ của mình.
Vấn đề ở đây là:
+ Đâu phải người học nào cũng hiểu được lý do, giá trị thật sự của việc học để tự có tính "thích học" ngay từ đầu? Thực tế cho thấy không ít trường hợp nhờ người Thầy, người Cô biết cách dẫn dắt, thuyết phục, thu hút mà nhiều học trò trở nên mê học và thành tài.
+ Nếu theo quan niệm này thì việc học và dạy trở nên gần giống với quan hệ xin-cho. Người dạy cứ mặc sức "ban phát" cái mình muốn, không cần quan tâm đến người học (nhóm chưa thích học) đang muốn gì để cải tiến cách dạy, nâng cao chất lượng việc đứng lớp của mình.
2. Số lượng người học ảnh hưởng đến cảm hứng giảng dạy.
Điều này xét ở một khía cạnh nào đó cũng có những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, khi người dạy có quan niệm này, sẽ có một số phản ứng phụ như sau:
+ Họ hướng tới thể hiện hết mình trước đám đông mà trở nên thờ ơ, dạy "cho có" khi gặp hiện tượng người nghe bỏ về hoặc có quá ít người tham dự.
+ Họ đổ lỗi cho cảm hứng, chất lượng giảng dạy cho số lượng người học. Trong khi thực tế là, nếu bạn không thể truyền thụ, thuyết phục được 1 người, 1 nhóm nhỏ thì rất khó để bạn trở nên thu hút với một đám đông lớn hơn.
3. "Bi kịch" của người học là lỗi của chương trình giáo dục.
Đây là lý do được nhiều người nói đến nhất khi nhắc đến những "sản phẩm lỗi" của nền giáo dục. Điều đáng nói là bản thân người dạy họ quên rằng mình là người truyền đạt, là người đưa đò sang sông. Nghĩa là, khi dạy, họ phải nhớ rằng nhiệm vụ của mình là phải sàng lọc, chọn lọc kiến thức và đưa đến người học một cách phù hợp nhất. Nếu chương trình giáo dục có lỗi, người dạy nhận ra có lỗi mà vẫn dạy cái lỗi cho học trò thì rõ ràng họ có trách nhiệm liên đới trong đó, và nguy hiểm hơn nếu nói theo nguyên lý "lợi ích trăm năm trồng người" thì họ đã chung tay phá nát một thế hệ tương lai.
Nói đến điều này không phải để quy trách nhiệm toàn bộ cho người dạy mà đơn giản mong rằng họ cũng thấy phần trách nhiệm của mình nếu người học xảy ra "bi kịch": học mà không vận dụng được vào thực tế, vào công việc; học toàn thấy lý thuyết; học nhìn mặt thầy cô mà làm bài để cho đạt điểm qua xong rồi quên hẳn luôn;...
Một số câu chuyện trên đây và vô vàn vấn đề khác, tuy nhỏ nhưng nếu tồn tại trong tư tưởng của người dạy thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cách thức, tâm thế và chất lượng giảng dạy. Khi mỗi người dạy ý thức được sứ mệnh to lớn, ý nghĩa quan trọng của công việc, vị trí đứng lớp của mình, họ sẽ càng đưa được nhiều hành khách tốt hơn sang sông. Và theo đó, người học sẽ có những tương lai khác hơn, nền giáo dục nước nhà cũng sẽ đi lên theo nghĩa này hay nghĩa khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét