Hầu hết chúng ta muốn gặp và thiết lập mối quan hệ với người “phù hợp”, và hầu hết chúng ta muốn mối quan hệ đó kéo dài. Đồng thời, hơn 50% cuộc hôn nhân ở Mĩ kết thúc bằng ly dị. Dưới đây là 7 chìa khóa cho sự thành công của mối quan hệ dài hạn.
Sự tin tưởng là yếu tố đầu tiên và có lẽ là yếu tố dự báo quan trọng nhất về sự thành công của mối quan hệ dài hạn.
Không có sự tin tưởng thì 6 chìa khóa kia sẽ không có nhiều ý nghĩa. Hãy hỏi bản thân những câu sau: Nhìn chung, đối tác của bạn có phải là người đáng tin và có thể tin được?
Đối với 1 số người, tin tưởng là 1 vấn đề phức tạp. 1 số người tin tưởng 1 cách mù quáng, trong khi những người khác thì gặp những vấn đề về tin tưởng. Đánh giá tính đáng tin của đối tác của bạn không dựa trên những lời hứa chưa được chứng minh mà phải dựa vào chứng cứ đáng tin.
2. Bạn và đối tác có tương hợp trong những chiều kích của sự thân mật?
Các tác giả Ronald Adler và Russell Proctor II đã xác định được 4 cách mà chúng ta có thể cảm thấy kết nối gần gũi với những người quan trọng khác của chúng ta. 4 chiều kích của sự thân mật là: Cơ thể, cảm xúc, trí tuệ và chia sẻ những hoạt động chung.
Sau đây là 1 bài tập nhanh để kiểm tra tính tương hợp của bạn và đối tác trong sự thân mật. Liệt kê 4 chiều kích:
__________________________________________________
Đối tác A Đối tác B
Cơ thể
Cảm xúc
Trí tuệ
Những hoạt động chia sẻ chung
__________________________________________________
Tiếp theo đối với mỗi chiều kích, xếp loại liệu đây là “Phải có”, “Nên có” hoặc “Có thể có” đối với bạn trong mối quan hệ của bạn.
Sau khi tự trả lời câu hỏi, tiếp theo hãy hỏi đối tác của bạn xếp loại, hoặc tự bạn trả lời đối tác của bạn sẽ ưu tiên cái gì. Càng có nhiều sự kết hợp “phải có-phải có” và”phải có-nên có” giữa bạn và đối tác thì khả năng của 1 mối quan hệ thân mật càng lớn. Hiểu được những thứ được ưu tiên của 1 người, và kết nối theo những cách quan trọng đối với cả 2 giúp đảm bảo cho sự thành công của mối quan hệ dài hạn.
3. Kiểu người nào được bộc lộ trong bạn trong mối quan hệ này?
Hãy xem xét về những người bạn trong cuộc sống của bạn. Liệu những người bạn khác nhau đem lại những khía cạnh khác nhau của bạn? Có lẽ bạn dè dặt với người này và nổi nóng với người khác nhiều hơn. Có lẽ bạn kiên nhẫn với 1 số người và gây gổ với những người khác. 1 người bạn có thể kích hoạt những khuynh hướng cao hơn hoặc thấp hơn của bạn.
Khi 1 người bạn có thể gợi ra 1 khía cạnh nào đó trong bạn thì đối tác của bạn cũng vậy. Hãy xem xét những câu hỏi sau: Liệu cái tôi tốt hơn của tôi được bộc lộ khi tôi ở bên đối tác của tôi? Liệu cái tôi tồi tệ của tôi được bộc lộ khi tôi ở bên đối tác của tôi? Có lẽ nó là 1 sự kết hợp của cả 2? Nếu vậy, những tình huống nào có xu hướng khiến 1 khía cạnh nào đó của tôi được bộc lộ? Về cơ bản, tôi có thích bản thân tôi trong mối quan hệ này?
Những câu trả lời trung thực của bạn cho những câu hỏi đó đem lại những manh mối quan trọng cho hạnh phúc và sức khỏe của mối quan hệ dài hạn của bạn.
4. Truyền thông của đối tác nâng bạn lên hay dìm bạn xuống?
John Gottman là 1 chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ, đã kết luận sau 20 năm nghiên cứu rằng yếu tố dự báo tốt nhất về ly dị là khi 1 trong 2 người bộc lộ sự khinh thường trong mối quan hệ.
Sự khinh thường, đối lập với tôn trọng, thường được bộc lộ thông qua lời đánh giá tiêu cực, chỉ trích hoặc mỉa mai về giá trị bản thân của 1 người. Trong các nghiên cứu về truyền thông, điều này được biết đến như “hà khắc về con người, mềm mỏng về vấn đề.” 1 người truyền thông hiệu quả biết làm thế nào để chia tách con người khỏi vấn đề (hoặc hành vi) và trở nên mềm mỏng về con người và kiên quyết trước những vấn đề. 1 người truyền thông không hiệu quả sẽ làm điều ngược lại- anh/cô ấy sẽ theo nghĩa đen tấn công con người và tối thiểu hóa hoặc phớt lờ vấn đề.
Hỏi bản thân câu sau: Liệu sự truyền thông của đối tác của bạn nâng bạn lên hay hạ bạn xuống? Đối tác truyền thông với bạn “mềm mỏng về con người, kiên quyết về vấn đề”? Còn sự truyền thông của bạn với đối tác thì thế nào?
5. Bạn và đối tác xử lí với xung đột trong mối quan hệ như thế nào?
Những cặp có kĩ năng giải quyết xung đột kém thường có những kiểu hành vi Chiến đấu, Bỏ chạy hoặc Tê liệt. Họ chiến đấu và nổi khùng, đôi khi giữ mối hận thù trong nhiều năm. Họ bỏ chạy và né tránh những vấn đề quan trọng. Hoặc sau những cuộc tranh cãi bất tận và không có giải pháp nào, họ tê liệt về cảm xúc.
Những cặp đôi thành công có khả năng xử lí vấn đề và để chúng qua đi. Họ tập trung vào quan tâm đến vấn đề hơn là tấn công con người. Ngay cả khi tức giận, họ tìm thấy những cách để vừa tức giận vừa gắn bó cùng 1 lúc. 1 khi vấn đề được giải quyết, họ tha thứ và quên đi. Quan trọng nhất là những cặp đôi thành công có khả năng học hỏi và trưởng thành từ những khó khăn trong quan hệ của họ. Giống như rượu ngon, mối quan hệ của họ cải thiện và trở nên tốt hơn theo thời gian.
6. Bạn và đối tác cùng với nhau xử lí tai họa bên ngoài và khủng hoảng như thế nào?
1 trong những đặc điểm của những mối quan hệ thành công cao là khả năng của 2 người cùng với nhau đối mặt với những thử thách bên ngoài. 1 bài kiểm tra đích thực của 1 mối quan hệ là liệu 2 người có thể dựa vào nhau khi gặp khó khăn.
Xem xét câu hỏi sau: Liệu những tai họa bên ngoài và khủng hoảng mang 2 bạn lại gần nhau hay là kéo 2 bạn ra xa? Trong những hoàn cảnh sống khó khăn, liệu 2 bạn hành động như người trưởng thanh hay là như trẻ con? Bạn và đối tác có thể chia sẻ với nhau trong những lúc khó khăn hay chỉ những lúc vui vẻ?
7. 2 bạn có những giá trị tài chính tương hợp?
Nhiều nghiên cứu đã xem những bất đồng về tài chính là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm tham vấn hôn nhân cũng như là 1 trong những lí do hàng đầu dẫn đến ly dị.
Theo Jeffrey Dew “Những cặp vợ chồng thông báo có bất đồng về tài chính 1 lần 1 tuần có nhiều khả năng li dị cao hơn 30% theo thời gian so với những cặp thông báo bất đồng tài chính 1 vài lần mỗi tháng.”
Những khác biệt về giá trị tài chính thường xuất hiện sớm trong 1 mối quan hệ. Ví dụ, ai là người trả tiền cho cuộc hẹn đầu tiên? Còn cuộc hẹn thứ 2 thì sao? Và cuộc hẹn thứ 3? Liệu đối tác của bạn có hạnh phúc khi bạn tặng cô ấy 1 món quà sinh nhật sâu sắc nhưng không tốn tiền hay là cô ấy cảm thấy thất vọng vì bạn không mua 1 thứ gì đó? Liệu đối tác của bạn nhìn chung hạnh phúc với những thứ anh/cô ấy có, hoặc luôn có 1 khao khát không thể thỏa mãn được muốn có nhiều hơn?
Trình bày với đối tác của bạn 1 kế hoạch tài chính khả thi, chú ý đến sự bất mãn về tài chính, nói chuyện sớm để xử lí những khác biệt là 1 số chìa khóa để giữ sự bình an về tài chính.
————————
Tham khảo
7 Predictors of Long-Term Relationship Success
7 ways to making your love last
Published on February 14, 2013 by Preston Ni, M.S.B.A. in Communication Success
Nguồn: PsychologyToday
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét