Sự tò mò – yếu tố chính tạo nên 1 cuộc sống trọn vẹn

Đâu là điều bạn mong muốn nhất trong cuộc sống? Đối với phần lớn mọi người, câu trả lời là "trở nên hạnh phúc" (to be happy). Trong 1 cuộc điều tra hơn 10,000 người đến từ 48 quốc gia, họ xem hạnh phúc quan trọng hơn sự thành công, trí tuệ, kiến thức, sự giàu có, sự trưởng thành, các mối quan hệ và ý nghĩa cuộc sống. 


Việc con người theo đuổi hạnh phúc có mang lại kết quả không? Chúng ta có trở nên hạnh phúc hơn không ? Câu trả lời là “không”. Chúng ta từng nghĩ rằng : trở nên hạnh phúc là mục tiêu duy nhất hoặc quan trọng nhất trong cuộc sống. Khi chúng ta tập trung chú ý vào tầm quan trọng của việc trở nên hạnh phúc, chúng ta đã bỏ qua những yếu tố khác như : ý nghĩa cuộc sống, sự trưởng thành, lòng nhân đạo, sự khôn ngoan. Hạnh phúc bao gồm những cảm xúc và sự đánh giá về cuộc sống. Thay vì liên tục nỗ lực để trở nên hạnh phúc, chúng ta nên tập trung vào việc tạo dựng 1 cuộc sống phong phú, ý nghĩa được dẫn dắt bởi những giá trị cốt lõi và những hứng thú của chúng ta.Khi chúng ta nhận ra rằng có nhiều hơn 1 yếu tố làm nên cuộc sống trọn vẹn . Vậy đâu là yếu tố chính tạo nên 1 cuộc sống trọn vẹn ? Câu trả lời là : sự tò mò.

Khi 1 điều gì đó trở nên quen thuộc và dễ đoán, khi chúng ta hiểu về nó thì chúng ta sẽ dừng chú ý đến nó. Còn sự mới lạ thì lại khác. Chúng ta thường chú ý đến những gì chưa quen thuộc và lắng nghe những người mới vì họ thu hút sự chú ý của ta. Sự mới lạ luôn luôn có mặt trong hiện tại. Ta sẽ học hỏi được nhiều điều từ sự quen thuộc và sự không quen thuộc. Ví dụ : cảm giác khi bạn xem cùng 1 bộ phim những 2 lần sẽ không giống nhau. Trở nên tò mò có nghĩa là nhận ra điều mới lạ và nắm bắt những niềm vui và ý nghĩa mà chúng mang lại. Sự tò mò không đơn giản chỉ là suy nghĩ tích cực , lạc quan, biết ơn , trở nên tử tế hoặc cảm thấy ổn. Sự tò mò chỉ về cách thức chúng ta chú ý đến những gì đang xảy ra trong hiện tại.

Bằng cách trở nên tò mò đối với giây phút hiện tại, chúng ta có thể cải thiện ngay cả những khía cạnh được xem là tẻ nhạt của cuộc sống thường nhật. 

Cách tốt nhất để nắm bắt sự tò mò là quan sát nó. 

Sự tò mò thúc đẩy chúng ta khám phá và phát triển. Sự tò mò thúc đẩy chúng ta ( Xem bài 16 nhu cầu cơ bản có nói về nhu cầu tò mò ).Khi chúng ta tò mò, chúng ta sẵn sàng từ bỏ những gì quen thuộc và chấp nhận rủi ro, ngay cả khi điều đó làm chúng ta lo sợ và không thoải mái. Những người tò mò là những người có thể ứng xử tốt trước sự mới lạ, hoạt động tối ưu trong 1 thế giới không dự đoán trước được,không chắc chắn và không ổn định. Người tò mò là người đam mê với những điều mới lạ.

Sự tò mò giúp ta rút ra được kinh nghiệm và ý nghĩa từ những kinh nghiệm mới. Động cơ cuối cùng của sự tò mò là : bổ sung thêm hiểu biết vào vốn kiến thức, kỹ năng có sẵn của bạn . Những kiến thức bổ sung đó giúp bạn hiểu hơn về con người mình và thế giới, đương đầu với những thách thức của cuộc sống hằng ngày , cải thiện khả năng xử lý những rắc rối của chúng ta.

Các khoa học gia não bộ tiết lộ, khi ta học điều gì đó mới mẻ hoặc cảm thấy ngạc nhiên thì liền có 1 cú thông tin bắn lên gọi là dopamine. Thứ hóa chất liên quan tới sự tưởng thưởng và các hệ thống động cơ của não.Học hỏi điều gì đó mới mẻ sẽ đào sâu thêm sự phóng thích hóa chất tựa như cocaine, chưa nói là nó còn theo kiểu tinh tế hơn nhiều.Lý do cho sự dính dáng hóa – điện giữa học hỏi và phần thưởng mê tơi là vì bộ não con người chúng ta vốn được thiết kế để nhằm tìm thấy niềm vui thú.


Một khám phá mới của khoa học : Bạn càng cảm thấy buồn chán thì bạn càng có khả năng chết sớm (“Science Shows You Can Die of Boredom, Literally”). Người thường cảm thấy buồn chán thường ít đầu tư cho việc học tập, thách thức bản thân và phát triển. Còn khi chúng ta chú tâm vào những điều mới lạ và nhận được phần thưởng từ những tình huống mới lạ và có tính thách thức, chúng ta đã xây dựng và làm mạnh mẽ sự liên kết của các neuron trong não. Việc trở nên tò mò và khám phá thế giới đã bảo vệ con người trước những bệnh về não như Alzheimer, Parkinson. Sự tò mò giúp bộ não luôn trẻ trung. Và những người buồn chán kinh niên thường thiếu vắng sự tò mò. 

Chúng ta có thể khám phá những phần thưởng to lớn xuất hiện khi mình đặt câu hỏi về mọi điều, về niềm tin của bản thân. 

Trẻ em có 1 sự tò mò vô hạn. Đứa bé sơ sinh rất hứng thú với những vật thể, những sự thay đổi nhỏ trong giọng nói của người mẹ và những thứ trong tầm nhìn của bé. Nhưng khi lớn lên, sự tò mò của chúng ta bị giới hạn. Thay vì được khuyến khích học hỏi về bản thân và về những sở thích của mình, chúng ta thường được dạy cách đưa ra những quyết định trong cuộc sống của mình. Nhiều người đánh giá quá mức về thất bại, rủi ro và đánh giá thấp vai trò của sự tò mò. 
Cuộc sống của người tò mò không có nghĩa là phớt lờ rủi ro mà đó là sự sẵn sàng làm những điều bạn xem là có giá trị , ngay cả khi phải đối mắt với rủi ro và lo lắng. 

Hãy nghĩ về vai trò của sự tò mò trong những lĩnh vực như : khoa học , giáo dục, công việc, thể thao, chính trị , nghệ thuật, phát triển nhân cách, mối quan hệ.

Thay vì cố gắng giải thích và kiểm soát cuộc sống, người tò mò chấp nhận sự không chắc chắn. Họ xem cuộc sống là 1 cuộc truy tìm, khám phá, học hỏi và trưởng thành. 

Mỗi khi chúng ta nhận thức được điều gì mới lạ và cảm thấy không chắc chắn về những gì có thể xảy ra, chúng ta thường cảm thấy tò mò lẫn lo sợ. Nhưng sự tò mò có thể là 1 liều thuốc tâm lý giúp chống lại sự lo sợ. Bằng cách tăng cường sự tò mò, chúng ta có thể trở nên thoải mái hơn khi giải quyết với những thay đổi và những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Tất cả chúng ta , chỉ khác nhau về mức độ, được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm những kinh nghiệm mới lạ, không chắc chắn. Mặc dù bạn tin rằng sự chắc chắn và sự kiểm soát hoàn cảnh sống của bạn mang lại niềm vui, thì những gì không chắc chắn và những thách thức mới thực sự mang lại niềm vui sâu sắc và lâu dài .

Sự tò mò làm nảy sinh thêm nhiều sự tò mò vì chúng ta càng biết nhiều, chúng ta sẽ càng nhận thức được thêm nhiều điều cần học hỏi. Chúng ta càng có nhiều kiến thức và kỹ năng thì chúng ta càng nhận ra được nhiều lỗ hổng trong những điều mình đã biết và những câu hỏi, những điều quan tâm mà ta muốn khám phá. Mỗi lần chúng ta nắm bắt được những điều mới lạ thì con người ta sẽ được mở rộng. 


Thiếu sự tò mò sẽ dẫn đến :

- Rập khuôn và định kiến , đến mức cực đoan có thể dẫn đến thù địch và bạo lực.
- Tự tin quá mức và sự thiếu hiểu biết dẫn đến những quyết định yếu kém.
- Tư duy cứng nhắc , đối lập với sự linh hoạt.
- Bảo vệ cho niềm tin của mình ngay cả khi nó có thể sai. Nếu ai đó chia sẻ quan điểm với mình thì ta sẽ khen ngợi họ; nếu ai đó đặt câu hỏi và thách thức quan điểm của mình, ta sẽ phê phán, tấn công họ.

Thiền định có nghĩa là mang sự tò mò của bạn vào bất cứ điều gì xuất hiện trong kinh nghiệm sống của bạn. Khi chúng ta luyện tập , theo thời gian, chúng ta sẽ học được cách mang theo sự tò mò và buông bỏ những đánh giá của mình về những điều đang xảy ra.Nếu không có sự tò mò thì thiền định không là gì cả ngoài việc tập trung chú ý và cố gắng tập trung có mục đích.

Sự tò mò là 1 phần thiết yếu trong bản sắc của bạn. Chúng ta không nên đặt câu hỏi kiểu : bạn là người tò mò hay không tò mò ; thay vào đó, hãy hỏi về mức độ tò mò mà bạn có. Ta sẽ có 5 phẩm tính của sự tò mò: (1) Cường độ tò mò, (2)Tần số tò mò, (3) Độ bền tò mò , (4)Bề rộng: chỉ về số lượng những sự kiện bạn cảm thấy tò mò, hứng thú , (5) Độ sâu.

Nghiên cứu về người trẻ có sự tò mò cao, thì họ có những phẩm tính chung sau ( trang 43):

- Đời sống tinh thần phong phú , đầy ắp những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực ( chú ý là những cảm xúc tiêu cực này không xấu ).
- Chủ động tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
- Không bảo thủ .
- Chọn lựa nghề nghiệp mang lại cơ hội trở thành người trung thực, tự chủ, độc lập và sáng tạo.

Trái ngược với niềm tin phổ biến thì tính cách của con người có thể thay đổi. Chúng ta không thể thay đổi kiểu gen, giới tính, tuổi tác nhưng chúng ta có thể thay đổi cách suy nghĩ và những hoạt động chúng ta làm. Và bạn có thể trở thành người có nhu cầu tò mò cao. Sự tò mò có thể giúp bạn làm tăng trí thông minh của mình. Theo nghiên cứu, 50% trí thông minh của bạn được giải thích bởi di truyền và 10% phản ánh về việc chúng ta được nuôi dạy như thế nào .

Khi chúng ta tập trung quá mức vào vấn đề trí thông minh, chúng ta đã bỏ lỡ 1 sự thật quan trọng : người thông minh nhất không nhất thiết là người sáng dạ nhất . Sự tò mò là yếu tố giúp dự đoán về điểm số và sự thành công trong làm bài kiểm tra cùa học sinh ; sự tò mò giúp học sinh chuyển những kiến thức được học thành hứng thú lâu dài và nghề nghiệp sau này. 

Cũng theo nghiên cứu, người tò mò cao thường có những mối quan hệ và cuộc hôn nhân mãn nguyện. 

Nghiên cứu của Martin Seligman và Chris Peterson đánh giá về những phẩm chất tốt mà con người có, thì sự tò mò là 1 trong 5 phẩm chất gắn liền với :

- Việc trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc.
- Có sự thỏa mãn trong công việc.
- Sống 1 cuộc sống đầy niềm vui.
- Tham gia vào cuộc sống.
- Sống 1 cuộc sống ý nghĩa.

Sự tò mò còn quan trọng hơn cả những phẩm chất được đánh giá cao khác như tình yêu, tâm linh, trí thông minh, sự tử tế, sự tha thứ, và những phẩm chất khác. Nghiên cứu này dựa trên câu trả lời của web với khoảng 4000 đến 12000 người khắp thế giới. 


Những phẩm tính phân biệt giữa người rất tò mò và người ít tò mò :

- Người rất tò mò có mối quan tâm rộng lớn.
- Dẫn dắt cuộc trò chuyện.
- Rất thông minh.
- Bộc lộ ý kiến, quan điểm tốt.
- Vui vẻ.
- Tỏ ra thoải mái , cởi mở, ít đánh giá.
- Chia sẻ nhiều thông tin về bản thân.
- Khả năng chịu đựng cao đối với sự căng thẳng khi cố gắng làm điều gì mới mẻ, khi không chắc chắn về những gì sắp xảy ra, hoặc khi đương đầu với những thông tin gây xung đột với quan điểm của bản thân.


Những gì chúng ta phân bổ thời gian và năng lượng sẽ trở thành cuộc sống của chúng ta.

Nghiên cứu : phỏng vấn 4000 người Mỹ : họ làm những việc gì trong 1 ngày ?
Mục đích : khám phá những hoạt động làm bạn cảm thấy hạnh phúc và tăng cường những hoạt động đó ( dành nhiều thời gian hơn để làm ). 
Kết quả : Chia làm 5 nhóm hoạt động.

1. Hoạt động gây hứng thú và ý nghĩa cao nhất : Ví dụ như thực tập về tâm linh, tiệc tùng, tập thể dục, sống cùng thiên nhiên , nghe nhạc, tình dục chiếm khoảng 17,1% thời gian 1 ngày.

2. Hoạt động gây hứng thú, ví dụ : đi bộ, đọc sách, nói chuyện điện thoại , dùng máy tính chiếm khoảng 11,5% thời gian 1 ngày.

3. Mental valium : Những hoạt động không mang lại niềm vui hoặc đau khổ, ví dụ : xem tivi, ăn quà vặt , không làm gì cả .

4. Những công việc thường ngày tẻ nhạt : chúng ta dành 14% thời gian ( khi tỉnh táo) để làm những việc như làm vườn, giặt quần áo, đổ rác.

5. Đi làm và đi học : chiếm 31% thời gian 1 ngày. Lưu ý : đây là kết quả khi phỏng vấn 4000 người. Họ có những quan niệm khác nhau về việc đi học, đi làm. Đối với người xem công việc là phương tiện để đạt mục đích khác thì họ sẽ thấy sợ đi làm, niềm vui chỉ đến với họ khi ngày làm việc kết thúc. Còn đối với người xem công việc là niềm vui thì khi làm việc, giây phút vui vẻ nhiều gấp 3 lần so với thời gian nhàn rỗi.

Đối với người Mỹ, gần 20% thời gian trong ngày được dành cho những hoạt động không vui vẻ.

Chúng ta có thể làm cho những công việc thường ngày tẻ nhạt trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn thông qua chất xúc tác là sự tò mò. Nghĩa là bạn tìm kiếm sự không quen thuộc trong những công việc quen thuộc hằng ngày đó ( find the unfamiliar in the familiar).

Các bước thực hiện:
1. Chọn 1 công việc mà bạn không thấy hứng thú.
2. Tham gia vào công việc đó, tìm kiếm 3 điều mới lạ hoặc độc đáo về công việc đó.

Bạn sẽ chủ động tìm kiếm sự mới lạ trong quá trình thực hiện công việc.

Đâu là sự khác biệt khi bạn làm công việc đó trong hiện tại so với quá khứ ( nếu đó là công việc bạn làm hằng ngày )?
Việc thực tập tính tò mò có thể rất khó khăn. Nó không thể chỉ được làm 1 lần 1 tuần mà nó phải được làm thường xuyên.


Tại sao bạn không nên yêu người có nhu cầu tò mò thấp ?

Đối với những người bận rộn, khi dành thời gian tìm hiểu ai đó , nếu bạn chỉ có thể lựa chọn 1 điều cần tìm hiểu về đối phương, nó có thể là khả năng tò mò của họ. Vì sự tò mò là 1 nét đặc trưng trong 1 cuộc hẹn hò dẫn đến sự thành công cho mối quan hệ của bạn sau này . Nó thật đơn giản.( Theo Paul Dobransky, M.D – “Curiosity: the one trait in a date that leads to a lasting mate”)

Sự tò mò, sự mới lạ và sự không chắc chắn là lý do khiến chúng ta bước vào 1 mối quan hệ với ai đó, tại sao chúng ta bị thu hút vào 1 kiểu người nào đó và loại trừ những người khác.Không phải tất cả các mối quan hệ và những cuộc nói chuyện đều thỏa mãn sự tò mò của chúng ta.

1 người càng tò mò thì họ càng thích thú khi trò chuyện với những người xa lạ.
Người tò mò đối xử với người bạn đời của mình như 1 lĩnh vực mới mẻ cần phải khám phá, họ hỏi rất nhiều câu hỏi.
Nếu bạn là người có ham muốn phát triển và đối mặt thách thức (ngay cả khi điều đó dẫn đến những khó chịu tạm thời cho bạn) thì những người giống bạn sẽ không lôi cuốn bằng những người có kiến thức độc đáo và những kinh nghiệm bổ sung cho bạn.

Sự tò mò tạo nên 1 bạn tình tuyệt vời. Sẽ là 1 cuộc đầu tư thất bại nếu bạn ở cạnh 1 người không tò mò về bạn, về bản thân họ hoặc về con người nói chung. Đó là 1 mối quan hệ nhàm chán – không có đam mê. Họ sẽ không hỏi về giấc mơ của bạn, những đam mê của bạn. Nếu ngay từ đầu bạn không nhìn thấy tính tò mò ở họ thì sau này nó cũng sẽ không khá hơn. Ngay cả khi bạn chỉ dành cho họ 1 buổi hẹn gặp mặt thì đó cũng là 1 sự lãng phí 1 ngày của bạn.

Nếu bạn chỉ muốn tìm 1 người để làm bạn bình thường thì bạn có thể sẽ tốn nhiều thời gian,năng lượng và những nguồn lực khác cho họ hơn là những gì bạn nhận được trong mối quan hệ này , nếu họ không phải là 1 người tò mò. Bạn có thể nhận thấy những điều sau ở họ :

- Họ không quan tâm và học hỏi về những điều làm bạn đam mê , theo đuổi mục tiêu đời sống của bạn , hoặc những gì bạn cần để cảm thấy hạnh phúc, trưởng thành.
- Họ không có nhiều hiểu biết về con người của họ .
- Từ 2 điều trên, họ sẽ không trở thành 1 người bạn tình tuyệt vời .
- Vì họ thiếu sự bừng ngộ nội tâm nên họ sẽ thất bại trong việc đồng hành cùng bạn trong những mục tiêu mà bạn không thể sống được nếu thiếu nó.

Khi họ là người tò mò cao, bạn có thể dự đoán được mối quan hệ của 2 người trong tương lai như sau :
- Họ sẽ quan tâm đến con người bạn là ai, bạn yêu thích điều gì và tại sao.
- Vì tò mò nên họ sẽ tìm hiểu cách hòa hợp với cuộc sống của bạn .
- Họ sẽ đầu tư nhiều vào bạn .
- Điều này có lợi cho cuộc sống của bạn. Bạn cảm thấy cuộc đời mình sống động hơn vì mối quan hệ này. Nó khiến bạn cảm thấy mình quyến rũ hơn.
- Khi có bất đồng và những thách thức, hai bạn là 1 đội – cả hai đều là người rất tò mò và hai bạn sẽ có thể đạt được niềm vui khi giải quyết những thách thức về mặt trí tuệ của hành vi con người .
- Khi vấn đề được giải quyết, bạn sẽ có nhiều hiểu biết hơn về nhau.

Bạn hãy hỏi họ những câu sau ngay từ buổi đầu gặp gỡ nếu bạn không muốn lãng phí nhiều thời gian vì sai lầm.
- Bạn nghĩ gì về vấn đề…A?
- Bạn cảm thấy như thế nào về vấn đề …B ?
- Bạn sẽ thích làm điều gì về vấn đề …C?

Nếu họ không trả lời, hoặc 1 câu trả lời mơ hồ , 1 câu trả lời không có suy nghĩ , kiểu “ Tôi không biết” hoặc không có những thảo luận sâu sắc, phong phú thì khả năng họ là người ít tò mò.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét