Trong 1 loạt nghiên cứu do nhà tâm lý Iris Mauss dẫn đầu, con người càng đặt nhiều giá trị lên hạnh phúc thì họ càng trở nên ít hạnh phúc. Tôi thấy điều đó đang xảy ra với Tom, 1 bác học nói được 6 ngôn ngữ. Ở đại học, Tom học về khoa học máy tính, nhưng thấy không thỏa mãn. Anh trở nên ám ảnh với hạnh phúc, khao khát 1 nghề nghiệp và 1 nền văn hóa sẽ mang lại sự phù hợp hoàn hảo cho những sở thích và giá trị của anh. Trong 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã nhảy việc từ United Nations sang làm về lĩnh vực mạng ở New York, ứng tuyển làm quản lý siêu thị, chuyên gia tư vấn tài chính và đầu tư, anh đã di chuyển qua Puerto Rico, Trinidad, Colombia, Canada.
Những nghề nghiệp và những quốc gia đó không làm anh thỏa mãn. 1 năm sau, anh bắt đầu theo hài kịch, dự tính đến London để học về giáo dục, triết học hoặc tâm lý học. Nhưng không có con đường nào trong số đó làm anh hạnh phúc. Bất mãn với sự thiếu tiến bộ trên con đường hạnh phúc của mình, anh lập 1 công cụ online để giúp mọi người phát triển những thói quen có hiệu quả hơn. Và điều đó cũng không làm anh thỏa mãn, vì vậy anh chuyển đến Bắc Kinh. Anh ở đó 2 năm, nhưng không tìm được nền văn hóa phù hợp, rồi anh chuyển đến Đức và xem xét mở 1 quán bar cho những mọt sách. 2 năm tiếp, anh đến Montreal và Pittsburgh, sau đó quay lại Đức làm việc cho 1 tranh web giúp những cặp vợ chồng dành nhiều thời gian ở bên nhau chất lượng hơn. Vẫn không hạnh phúc, anh bỏ lại kế hoạch đó và quay về Bắc Kinh để bán đồ nội thất. Sau 2 năm và đã di chuyển qua 2 lục địa, anh thú nhận với bạn bè là không hạnh phúc.
Tom đã mắc 4 sai lầm rất phổ biến trên con đường đến hạnh phúc.
Sai lầm đầu tiên là cố gắng biết được liệu mình có hạnh phúc hay không. Khi chúng ta theo đuổi hạnh phúc, mục tiêu của chúng ta là trải nghiệm được nhiều niềm vui và sự thỏa mãn hơn. Để biết liệu chúng ta có đang tiến bộ hay không, chúng ta cần so sánh hạnh phúc quá khứ với hạnh phúc hiện tại của chúng ta. Điều này tạo nên 1 vấn đề: giây phút chúng ta thực hiện việc so sánh đó, chúng ta chuyển từ 1 lối trải nghiệm sang 1 lối đánh giá.
Xem xét nhiều thập kỷ nghiên cứu bởi nhà tâm lý Mihaly Csikszentmihalyi (đọc là Chíc xen mi hai) về sự trôi chảy, 1 trạng thái đắm mình hoàn toàn vào trong 1 hoạt động. Nghĩ về Harry Potter, chơi 1 môn thể thao bạn thích hoặc bắt gặp 1 người bạn tốt mà bạn không gặp nhiều năm. Bạn đang ở trong vùng: bạn chìm đắm trong công việc đến nỗi bạn mất dấu vết của thời gian và thế giới bên ngoài.
Csikszentmihalyi phát hiện thấy khi con người đang ở trong 1 trạng thái trôi chảy thì họ không thông báo là cảm thấy hạnh phúc, vì họ đang quá bận tập trung vào hoạt động hoặc cuộc trò chuyện. Nhưng sau đó, khi nhìn lại, họ mô tả về sự trôi chảy như là kinh nghiệm cảm xúc tốt nhất. Bằng cách tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi, Tom phá hỏng khả năng tìm thấy trải nghiệm thưởng thức. Anh quá bận rộn để đánh giá mỗi công việc mới và đất nước mới đến nỗi anh không bao giờ dấn thân trọn vẹn vào những công việc và mối quan hệ của anh. Thay vào đó, anh trở nên trầm cảm và bước vào 1 chu kì xấu được chứng minh bởi các nhà tâm lý Katariina Salmela-Aro và Jari-Erik Nurmi: trầm cảm dẫn con người đến đánh giá về những công việc hằng ngày của họ là ít thú vị, và nghiền ngẫm tại sao họ không vui, làm cho trầm cảm nặng thêm.
Sai lầm thứ 2 là đánh giá quá cao tác động của môi trường sống lên hạnh phúc. Nhà tâm lý Dan Gilbert lý giải trong Stumbling on Happiness, chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao tác động cảm xúc của những sự kiện cuộc sống tích cực. Chúng ta nghĩ rằng 1 người bạn cùng phòng tuyệt vời hoặc được lên chức sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn, xem nhẹ thực tế là chúng ta sẽ thích nghi với những hoàn cảnh mới. Ví dụ, trong 1 nghiên cứu cổ điển, trúng số dường như không đem lại hạnh phúc kéo dài. Mỗi lần Tom chuyển sang 1 công việc mới và đất nước mới, ban đầu anh phấn khích nhưng chỉ sau vài tháng, thực tế nhảy và anh cảm thấy bất mãn.
Sai lầm thứ 3 là theo đuổi hạnh phúc 1 mình. Hạnh phúc là 1 trạng thái cá nhân, vì vậy khi chúng ta tìm kiếm nó, nó là điều tự nhiên khi tập trung vào bản thân chúng ta. Nhưng nhiều bằng chứng nhất quán cho thấy tập trung chú ý vào bản thân làm suy yếu hạnh phúc và gây ra trầm cảm. Trong 1 nghiên cứu, Mauss và các cộng sự cho thấy con người càng đặt giá trị cao vào hạnh phúc, họ càng cảm thấy cô đơn mỗi ngày trong 2 tuần tiếp theo. Trong thực nghiệm khác, họ phân ngẫu nhiên 1 số người đánh giá cao hạnh phúc, và phát hiện thấy nó phản tác dụng: những người đó thông báo là cảm thấy cô đơn hơn và có 1 phản ứng hóc mon liên kết với sự cô đơn. Khi Tom 1 mình thay đổi công việc và những quốc gia, anh bỏ lại đằng sau những người từng làm anh hạnh phúc.
Sai lầm cuối cùng là tìm kiếm hạnh phúc mãnh liệt. Khi chúng ta muốn trở nên hạnh phúc, chúng ta tìm kiếm những cảm xúc tích cực mãnh mẽ, dữ dội như vui mừng, phấn khởi, hăng hái và phấn khích. Thật không may, nghiên cứu cho thấy đây không phải là con đường tốt nhất đi đến hạnh phúc. Nghiên cứu do nhà tâm lý Ed Diener dẫn đầu tiết lộ rằng hạnh phúc bị thúc đẩy bởi tần số của những cảm xúc tích cực chứ không phải những cảm xúc tích cực mãnh liệt. Khi chúng ta nhắm đến những cảm xúc tích cực mãnh liệt, chúng ta đánh giá những kinh nghiệm của chúng ta chống lại 1 tiêu chuẩn cao hơn, làm chúng ta dễ dàng cảm thấy thất vọng hơn.
Mauss và cộng sự của bà phát hiện thấy khi con người tìm kiếm hạnh phúc, họ trải nghiệm ít niềm vui hơn khi xem 1 người trượt băng đoạt 1 huy chương vàng. Họ thất vọng vì sự kiện không tưng bừng hơn. Và ngay cả nếu họ đọat huy chương vàng thì nó có lẽ sẽ không giúp được họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng 1 kinh nghiệm tích cực mãnh liệt dẫn chúng ta đến việc điều chỉnh những kinh nghiệm bình thường là ít tích cực hơn. Khi bạn đoạt được huy chương vàng hoặc trúng số, thật khó mà có được niềm vui khi tìm thấy 1 chỗ đỗ xe hoặc chiến thắng 1 trò chơi game. Tom quá nỗ lực để tìm công việc hoàn hảo và quốc gia lý tưởng đến nỗi anh không thể tận hưởng 1 công việc thú vị và 1 nhà hàng tuyệt vời.
Hôm nay, lần đầu tiên trong hơn 10 năm, Tom thông báo là đang – và có vẻ đang – hạnh phúc. Thay vì theo đuổi hạnh phúc 1 mình, anh bắt đầu yêu và kết hôn. Thay vì đánh giá hạnh phúc của anh hằng ngày và săn tìm công việc mơ ước của anh, anh tìm thấy trải nghiệm thưởng thức và trải nghiệm sự thỏa mãn hằng ngày trong việc giúp vợ thành lập 1 công ty. Anh không còn nhảy từ châu lục này sang châu lục khác, làm theo lời khuyên của nhà tâm lý Ken Sheldon và Sonja Lyubomirsky: “Thay đổi hành động của bạn, chứ không phải hoàn cảnh.”
-------------
Tham khảo
Searching for happiness might lead us to misery
Published on May 14, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
Nguồn: PsychologyToday
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét