Không có việc gì là không xứng với bạn

Nhiều người đã nghi nhận khá rõ ràng là có sự gia tăng về việc hay đòi hỏi quyền lợi trong lớp trẻ ngày nay. Tôi đã chứng kiến điều này trong các lớp học của tôi.

Nhiều sinh viên cao học năm cuối cứ nghĩ rằng đương nhiên họ phải nhận được việc làm bởi khả năng sáng tạo xuất sắc của họ. Qúa nhiều người không hài lòng với ý nghĩ họ phải bắt đầu từ bậc thang thấp nhất.

Lời khuyên của tôi luôn luôn là:”Đáng lẽ bạn phải sung sướng vì nhận được một công việc ở phòng xếp thư. Và khi khi tới đó, việc bạn cần chứng tỏ là hãy trở thành người thật giỏi trong công việc sắp xếp những lá thư.

Chẳng ai muốn nghe có người nói:” Tôi không giỏi việc sắp xếp thư, bởi việc này không xứng đáng với tôi”. Không có công việc nào là không xứng với chúng ta. Và nếu bạn không thể (hoặc không muốn) sắp xếp thư, thì lấy gì chứng minh bạn có thể làm bất cứ việc gì?

Sau khi các sinh viên ETC của chúng tôi được các công ty tuyển vào thực tập nội trú hoặc làm những công việc cơ bản, chúng tôi thường yêu cầu các công ty cho chúng tôi phản hồi xem họ làm việc như thế nào. Những người phụ trách hầu như không bao giờ có một lời tiêu cực về năng lực hoặc về kiến thức chuyên môn của họ. Nhưng khi chúng tôi nhận được một phản hồi tiêu cực thì hầu như bao giờ cũng là về vấn đề người nhân viên mới đó thấy khả năng họ quá cao so với công việc được giao. Hoặc là họ cứ trông được thăng chức và được ngồi trong một phòng làm việt lớn hơn.

Năm mười lăm tuổi, tôi có làm việc tại một trang trại, xới cỏ cho các vườn dâu tây, và hầu hết những người lao động cùng tôi là những người làm công nhật. Một vài giáo viên cũng lao động ở đó để kiếm thêm chút tiền trong dịp hè. Tôi tranh luận với cha tôi là công việc này không xứng với một giáo viên (có lẽ lúc đó tôi muốn ám chỉ là công việc cũng không xứng với tôi). Cha tôi đả cho tôi một bài học nhớ đời, ông tin rằng lao động chân tay không phải không xứng với bất kỳ ai. Ông bảo ông thích tôi làm việc tích cực và trở thành một người đào mương giỏi nhất thế giới còn hơn là làm một kẻ thượng lưu mà cứ cố gắng gây ấn tượng quẩn quanh bên một chiếc bàn.

Tôi đã quay lại trang trại dâu tây đó nhưng vẫn không thích công việc. Nhưng tôi đã được nghe những lời của cha tôi. Tôi đã giám sát thái độ của mình và đã xới cỏ một cách tích cực hơn.
Chú thích: * Randy Pausch là giáo sư bộ môn khoa học máy tính tại đại học Virginia. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng nghiên cứu và đã cộng tác làm việc với Adobe, Google, Electronic Arts, Walt Disney Imagineering. Bài viết này trích từ tác phẩm “The Last Lecture” của ông, được viết sau khi ông đã biết bệnh ung thư tụy của mình không còn khả năng chữa trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét