"Suối nguồn" & những tâm đắc... (P.2)
"Suối nguồn" & những tâm đắc... (P.1)
Michelle Obama: Học, học nữa nhưng đừng vì điểm
Trong cuộc nói chuyện với học sinh một trường đa dân tộc của vùng khó khăn về kinh tế ở Anh hôm 25/5, đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama, đã lấy chính cuộc đời mình làm ví dụ để chứng minh sự chăm chỉ và lòng kiên trì có thể vượt qua mọi thách thức.
Chiến thắng kẻ thù của bản thân
Tại cuộc trao đổi, bà khuyên các nữ sinh của trường Elizabeth Garrett Anderson khi đó đang có chuyến đến thăm quan đến Đại học Oxford rằng họ cần phải chống lại sự tự ti và học cách duy trì sự tự tin.
Thông điệp của bà gửi tới 35 học sinh này là ngay cả những trường đại học quý tộc như Oxford cũng có thể nằm trong tầm với của bất kỳ ai.
Đệ nhất phu nhân Mỹ chia sẻ với các học trò trường Elizabeth Garrett Anderson về cách chiến thắng sự tự ti. |
Bà phát biểu: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng các bạn có tài năng trong con người mình, các bạn có động lực, và các bạn có kinh nghiệm để thành công ở đây, tại Oxford này và tại các trường như thế trên khắp nước này và trên thế giới. Bằng cách vượt qua những thách thức, các bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, can đảm và trưởng thành hơn sau mỗi năm. Và những phẩm chất này sẽ giúp các bạn thành công ở trường học cũng như trong cuộc sống”.
Trong chuyến thăm nhà nước tới Anh, phu nhân Tổng thống Mỹ đã tới thăm khu học xá đầy nắng của Đại học Oxford để gặp gỡ với học sinh trường Elizabeth Garrett Anderson ở Luân Đôn.
Bà đã từng ghé thăm ngôi trường này vào năm 2009. Trường nằm tại một trong những vùng kinh tế khó khăn nhất của nước Anh nhưng lại có thành tích học tập khá cao bất chấp không ít những khó khăn mà các học sinh nơi đây đang gặp phải.
Trường có 900 học sinh nữ, hơn 90% là người da màu hoặc từ các dân tộc thiểu số, nói 59 ngôn ngữ khác nhau. Kết quả các kỳ thi ở đây liên tục cải thiện, và đang tiến gần tới mức trung bình cả nước dù vô vàn những thách thức.
Bà Obama gặp gỡ với học sinh trong một căn phòng lớn dát kính màu và từng được sử dụng trong cảnh quay về Trường phù thủy Hogwarts trong bộ phim Harry Potter.
Những nữ sinh, trong bộ đồng phục màu xám, không hề rụt rè trước phu nhân Tổng thống Mỹ. Các cô bé hỏi bà những câu hỏi về chồng, con cái và cuộc chiến của chính bà với sự tự ti.
Bà nói: “Tôi có những nghi ngờ, tôi không chắc chắn, bởi vì người khác nói với tôi rằng tôi không thể học tốt ở trường vì bất cứ lý do nào. Tôi vẫn nghi ngờ điều này cho đến hôm nay, sự hoài nghi vẫn chưa hề tan biến, các bạn phải học cách để đối phó với những nghi ngờ ấy, các bạn hiểu bản thân mình hơn và trở nên tự tin hơn và nắm được nhiều cơ hội hơn và không để những vấp ngã làm bạn lung lạc”.
Chưa bao giờ nghĩ Obama sẽ là tổng thống
Một cô bé đặt câu hỏi, liệu bà Obam có nghĩ rằng chồng mình sẽ trở thành tổng thống khi lần đầu tiên hai người hẹn hò.
Bà trả lời: “Tôi biết ông ấy là một người đặc biệt. Chúng tôi làm việc cùng nhau và tôi biết nguyên tắc làm việc của ông ấy. Ông ấy thông minh, không quá sôi nổi, ông ấy hài hước và chúng tôi hay pha trò với nhau. Ông ấy sắc sảo. Và ông ấy là một người tổ chức cộng đồng, tôi thích điều đó. Nhưng không, tôi chưa bào giờ nghĩ ông ấy sẽ làm tổng thống”.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama là một minh chứng thuyết phục cho sự nỗ lực, chăm chỉ học hành luôn mang lại kết quả "ngọt ngào" khi có kết quả học tập xuất sắc tại các đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ. |
Khi được hỏi những cô con gái của bà muốn trở thành người như thế nào khi lớn lên, bà Obama cười và nói Sasha và Malia muốn những điều hoàn toàn ngược lại với những gì mẹ chúng làm.
Nhưng bà nói, bà vẫn luôn dạy các con mình phải học tốt và đảm bảo chúng có trách nhiệm và đặt ra những yêu cầu thật cao cho bản thân.
Bà kể: “Chúng biết phải học tập chăm chỉ hơn. Tôi phải giảng giải cho chúng rằng không phải cứ giành điểm A ở trường là được, mà phải học, ham học. Hãy thử những điều mới mẻ. Đừng sợ vấp ngã. Hãy đọc, viết, đọc và đọc. Những đứa trẻ nhà tôi hiểu rằng bản thảo đầu tiên nghĩa là không gì cả. Bạn phải làm 7, thậm chí tới 10 bản thảo”.
Ông Obama đã thắng sát nút Hillary Clinton trong cuộc tranh cử sơ bộ giành ghế ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008. Bà nói với các học sinh này khi trả lời câu hỏi rằng, liệu Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới, có sẵn sàng bầu chọn một nữ tổng thống.
Bà nói: “Tôi nghĩ chúng ta đang ở thế giới đó. Vì thế, giờ đây thách thức chỉ còn là khát vọng và sự sẵn sàng bước lên và nắm lấy cơ hội đó. Việc chúng ta cần làm với vai trò là phụ nữ là phải luôn hình dung mình là những nhà lãnh đạo và sẵn sàng cho một cuộc cạnh tranh tốt và một cuộc chiến đấu tốt”.
Câu hỏi cuối cùng dành cho bà là cuộc sống của cuộc sống hằng ngày của bà như thế nào sau khi trở thành đệ nhất phu nhân nước Mỹ.
Bà trả lời, bà ngủ tại cung điện Buckingham vào tối thứ Ba, nhưng đến cuối tuần lại quay trở về nhà xem bóng đá và làm việc nhà.
Bà nói: “Mọi thứ khá thú vị”.
Những đứa trẻ rất hứng thú những kinh nghiệm được chia sẻ tại Oxford, một trong những trường đại học hàng đầu nước Anh. Nhưng Oxford còn khá chậm chạp trong việc chấp nhận người thiểu số - thủ tướng David Cameron tháng trước đã nói sẽ cố gắng nhiều hơn để mở rộng diện công dân Anh được học tại các trường top trên.
Bà Obama ôm hôn từng đứa trẻ và chụp ảnh lưu niệm cùng chúng khi cuộc nói chuyện kết thúc.
- Đình Ngân (theo Huffington Post)
- Nguồn: VietNamNet
"Làm chủ bản thân - Thay đổi cuộc đời", tại sao không?
Động lực đến từ đâu? (P1)
Ở nơi thầy cô không được phép lạc hậu
Cách đây 5 năm, cậu bé này phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Sau năm học của cậu bé, kỳ thi toàn quốc này đã được bãi bỏ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Những điểm cơ bản của học thuyết 1) Trẻ em là trung tâm của quá trình giáo dục, có các nhu cầu, sở thích và năng lực, dựa trên các nhu cầu, sở thích và các năng lực này người lớn hướng dẫn, hỗ trợ sự phát triển của trẻ để trẻ tự khám phá tri thức và thế giới một cách tích cực, chủ động phát triển các năng lực của bản thân; (xu hướng này còn được gọi là cá nhân hóa người học, dạy học tham gia tích cực). 2) Giáo dục là cơ hội để học sinh khám phá và áp dụng kinh nghiệm vào những tình huống mới (dạy và học là quá trình khám phá). 3) Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa người học và giáo viên và giữa người học với người học (hay dạy học tương tác). 4) Học tập là trách nhiệm cá nhân (tự học, học tập suốt đời). 5) Học tập gắn với thực tiễn cuộc sống, để người học nhúng mình vào cuộc sống thật (học thật, dạy thật và đánh giá thật). |
Giáo dục thế kỉ 20 | Giáo dục thế kỉ 21 |
Dựa vào thời gian | Dựa vào kết quả |
Tập trung vào luyện trí nhớ và nhớ các sự kiện | Tập trung vào: học sinh biết gì, có thể làm gì |
Các bài học phát triển các năng lực bậc thấp của thang Bloom– kiến thức, tổng hợp và áp dụng. | Việc học được thiết kế ở các bậc cao của thang Bloom: tổng hợp, phân tích và đánh giá. |
Dựa vào sách giáo khoa, giáo trình | Dựa vào nghiên cứu |
Học thụ động | Học tích cực |
Người học làm việc trong bốn bức tường cách biệt. | Người học làm việc hợp tác với những người học khác trong lớp và ở những nơi khác trên thế giới – Lớp học toàn cầu. |
GV là trung tâm- là nguồn cung cấp thông tin chính | Người học là trung tâm: GV là người trợ giúp/ huấn luyện. |
Người học ít hoặc không có tự do | Người học có nhiều tự do (lựa chọn nội dung, phương pháp, giáo viên và thời gian học) |
Người học ít được khuyến khích và ít được tin tưởng | Người học được khuyến khích, được tin tưởng và được tôn trọng. |
Chương trình rời rạc, thiếu liên kết | Chương trình liên kết, thống nhất |
Cho điểm dựa vào mức trung bình đạt được | Cho điểm dựa trên cái học sinh học được |
Không đặt yêu cầu cao đối với người học | Đặt yêu cầu cao đối với người học và tin rằng mọi học sinh đều có thể đạt kết quả cao |
Giáo viên là người duy nhất đánh giá học sinh. | Đánh giá của chính HS, của giáo viên và những người khác. |
Chương trình học ít liên quan đến học sinh | Chương trình học liên quan đến sở thích, kinh nghiệm, tài năng và thế giới thực của HS |
Ấn phẩm in là tài liệu học tập chủ yếu của HS | Hoạt động của HS, các dự án và nhiều hình thức khác của truyền thông được sử dụng cho việc học tập. |
Không chú ý đến sự đa dạng của học sinh | Chương trình và giảng dạy chú ý đến sự đa dạng của học sinh, cá nhân hóa người học |
Xóa mù gồm ba lĩnh vực: đọc, viết và tính toán | Xóa mù nhiều lĩnh vực liên quan đến cuộc sống và làm việc trong kỉ nguyên toàn cầu hóa. |
- TS Giáo dục Trần Thị Bích Liễu
- Nguồn: VietNamNet
Làm sao để ngừng so sánh và tự ti về bản thân
Hạn chế thói quen so sánh mình với những người khác
Tạo hóa ban tặng cho con người những đặc trưng riêng biệt về tính cách, ngoại hình, năng khiếu…Và con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống cũng chẳng ai giống ai. Dù vậy, con người vẫn luôn khát khao vươn đến sự hoàn hảo. Đây cũng là lý do tại sao ngày càng nhiều người nhờ đến công nghệ giải phẫu làm đẹp vì nghĩ rằng bản thân họ có những khiếm khuyết nào đó. Điều này chỉ làm lãng phí thời gian và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của chúng ta. Do đó, bạn cần sớm nhận ra và loại bỏ lối so sánh tiêu cực này.
Nên nhớ rằng mỗi người là một bản sắc khác biệt
Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã mang những bản sắc khác biệt. Mỗi người có tính cách, sở thích, cảm xúc và trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Nên nhớ rằng không ai là hoàn hảo cả. Vì vậy tốt nhất là bạn hãy suy nghĩ thoáng hơn và chấp nhận mọi người cũng như bản thân mình với những tính cách vốn có.
Ngừng suy nghĩ tự ti về bản thân
Cho dù ngoại hình, màu da, tôn giáo, sắc tộc…của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Chỉ có chính bạn mới có thể ra lệnh cho mình làm gì, nghĩ gì và tin vào điều gì. Tất cả mọi người trên Thế giới đều được sinh ra, lớn lên và già đi như nhau. Vì vậy chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản thân mình yếu kém hơn những người khác cả.
Hãy rộng lượng với chính mình và rút ra bài học sau mỗi lần vấp ngã
Sự đố kị, ganh ghét với người khác chỉ khiến ngăn cản con đường bạn muốn tiến bước để đạt những điều mình muốn trong cuộc sống. Hãy tha thứ cho những sai lầm của bản thân, bình tĩnh, phân tích kỹ càng và rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã để có thể tránh những tình huống tương tự xảy ra.
Không phải tất cả mọi việc đều như ý muốn
Có thể bạn từng nghe câu nói: “Không gì là không thể” để nói lên khả năng vô hạn của con người. Tuy nhiên, quan niệm này có thể tạo ra những hy vọng không thực tế. Bạn không thể thay đổi được thời tiết, quay ngược thời gian, thay đổi quá khứ hay thay đổi tính cách một ai đó nếu họ không chịu đổi thay. Rất nhiều điều không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi bạn cứ mãi so sánh, hơn thua với những người xung quanh. Vì vậy hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó.
Học cách chấp nhận và thích nghi với những thay đổi
Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Thực hiện những điều trên đây với sự thích thú, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có nhiều thay đổi tích cực. Và hãy đừng quên câu nói nổi tiếng của Eleanor Roosevelt, Phu nhân của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevel: “Không ai có thể làm bạn tổn thương nếu không được sự cho phép của chính bạn”.
Theo all4women
Nguồn: LamSao.com
Những tác dụng kỳ diệu của nụ cười
- Cao Nguyên
- Nguồn: VietNamNet