Đối với nhiều doanh nghiệp, trong thời kỳ “suy thoái” của các chương trình phát triển giám đốc (CEO) ở nhiều trường kinh doanh, họ đã rút ra một điều: thị trường là do người mua và khách hàng là thượng đế. Còn với hầu hết các trường kinh doanh, cũng chỉ có một mối trăn trở duy nhất: hãy tư duy lại mô hình đào tạo nếu muốn tồn tại.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: FT/ Getty |
Phản ứng của khách hàng, quản lý chất lượng đồng bộ và độ nhạy toàn cầu giờ phải là một phần của những gì trường kinh doanh cần thực hành cũng như thuyết giảng. Đã qua rồi cái thời mà một trường kinh doanh có thể mở lớp học do có giáo sư - người am hiểu về chủ đề này - giảng dạy; khách hàng giờ đây thực sự đã trở thành thượng đế.
Nhưng để đạt đến thời kỳ huy hoàng của năm 2006 sẽ phải mất nhiều thời gian - như cách nói của Steve Burnett, phó trưởng khoa đào tạo giám đốc tại Trường Quản lý Kellog thuộc Đại học Northwestern, Illinois. Đào tạo giám đốc “có xu hướng giảm nhanh, sau đó phải mất vài năm mới phục hồi”. Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, “chúng tôi cũng phải chờ 4-5 năm nước Mỹ có thể thoát ra khỏi hố sâu”.
Ở nơi nào hoạt động kinh doanh trở lại, nhu cầu thay đổi rõ rệt.
Khách hàng doanh nghiệp giờ đây không muốn cử nhà quản lý sang các trường kinh doanh ở nước ngoài để học nữa, mà thay vào đó yêu cầu giáo sư phải đến tận nơi để giảng dạy. Ngay cả Trường Kinh doanh Harvard, những giảng viên kỳ cựu nhất cũng đang phải tới giảng dạy ở Trung Quốc và Ấn Độ.
John Quelch - Phó chủ tịch kiêm Hiệu trưởng của Ceibs, Trung Quốc (nguyên Hiệu phó trường Kinh doanh Harvard): "Trong các thị trường phát triển nhanh chóng như châu Á - đặc biệt là quốc gia bùng nổ như Trung Quốc - các khách hàng doanh nghiệp không thể cử hết nhân lực xuất sắc của họ đi học các khóa học dài hạn. Tại Ceibs, chúng tôi phải kiến tạo chương trình có tính khả thi và phát triển quản trị có tầm ảnh hưởng lớn để tối đa hóa nguồn lợi mà khách hàng thu nhận được. Chúng tôi làm điều đó bằng cách tạo nên sự kết hợp giữa "chiều sâu của Trung Quốc và quy mô của toàn cầu". |
Trường Quản trị Cranfield thuộc Đại học Canfield (Anh) chỉ là một trong số những trường thành công trong việc thích nghi với “địa doanh nghiệp”. Bill Sheddon - giám đốc Trung tâm Phát triển giám đốc theo nhu cầu - chia sẻ: “Chúng tôi có một vài khách hàng có trụ sở tại Trung Quốc hay Nam Mỹ, và họ muốn chúng tôi đào tạo người của họ ở đó. Chúng tôi phải tới nơi có nhu cầu. Bạn phải cung cấp dịch vụ từ đầu đến cuối”.
Nhu cầu kỹ năng quản trị trên thế giới, phần lớn liên quan tới thị trường giáo dục theo yêu cầu của khách hàng, cũng đang đẩy nhanh tăng trưởng các chương trình học tập tại trường, Josep Valor - giáo sư hệ thống thông tin tại Trường Kinh doanh Iese ở Tây Ban Nha - cho biết. “Trong cuộc khủng hoảng này, các công ty lớn nhận ra rằng họ phải đi ra toàn cầu. Họ nhận thấy họ phải di chuyển tài sản đến bán tại các thị trường khác nhau. Các chương trình đào tạo giám đốc cấp cao trên toàn cầu là thị trường tăng trưởng mạnh”.
Sự khác biệt giữa giảng dạy của các hãng dịch vụ tư vấn và trường kinh doanh cũng bắt đầu giảm xuống. Vì thế, làm sao các trường kinh doanh có thể tạo ra sự khác biệt với các hãng tư vấn quản lý? Giáo sư Valor giải thích, các hãng tư vấn giải quyết vấn đề, còn các trường kinh doanh dạy nhà quản lý cách giải quyết vấn đề của riêng mình. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đi theo hướng phát triển kỹ năng và thái độ đối với việc giải quyết vấn đề thay vì chỉ đơn thuần là giải quyết vấn đề”.
Công ty cũng đang có nhu cầu lớn, để tiếm kiệm thời gian và chi phí. Giáo sư Valor nói: “Tiền bạc là vấn đề. Nhưng thời gian cũng là tiền bạc”. Các công ty đang đang dần thay thế các trương trình trên lớp bằng các chương trình đào tạo qua internet – hội thảo web và các nhóm học tập trực tuyến hay các công cụ học tập khác.
Rõ ràng hoạt động kinh doanh ở một số khu vực trên hế giới đang tiếp tục phát triển, đặc biệt là tại các quốc gia BRIC. Ví dụ, ở Brazil, Paulo Resende, hiệu phó trường Fundação Dom Cabral, cho biết, trường ông đã có năm hoạt động tốt nhất năm 2010 khi các công ty Brazil cắt giảm ngân sách đào tạo bằng việc giảm số lượng nhà quản lý cấp cao cử đi đào tạo tại các trường kinh doanh ở nước ngoài. Thay vào đó, họ sử dụng các “nhà cung cấp” ở địa phương.
“Trong cuộc khủng hoảng, chúng tôi lại nhận được nhiều giám đốc tham gia các chương trình của chúng tôi hơn” - giáo sư Resende báo cáo. “Bởi vì hiện họ vẫn tiếp tục cử những giám đốc này đến với chúng tôi”.
- Đình Ngân (Theo Financial Times)
- Nguồn: VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét