Đọc sách thấy có rất nhiều phương pháp để thay đổi con người, đại ý xoay quanh "Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi" (cách nghĩ, cách làm, thói quen,...)
Lên google search cũng thấy có không ít chương trình học liên quan.
Nhưng điều tớ trăn trở: Dù có hàng trăm, hàng ngàn cách để thành công, để giàu có hơn nhưng bạn đã thực sự là chính mình, đã thực sự hạnh phúc khi làm theo các công thức, phương pháp đó?
Câu hỏi "Tôi là ai?" đã nghe mọi người nói rất nhiều, nhưng "Tôi muốn gì, thực sự muốn gì?" thì hình như chính bản thân mỗi người đôi khi vẫn còn đôi chút băn khoăn.
Bạn sẽ/đang/đã làm thế nào để biết "Bạn MUỐN gì?" ?
Dưới đây là một số chia sẻ được thu thập đáng chú ý: (xem thêm tại đây)
@Hồng Cẩm: thông qua trải nghiệm để khám phá ra mình thật sự muốn gì.
@Trần Thế Công:
"Muốn" có thể là đòi hỏi của lý trí, của cảm xúc hay của bản năng. Nhưng để biết mình thực sự muốn gì, thì cần phải hiểu được, nhận thức được, hình dung được và hệ thống hóa được tất cả các dạng nhu cầu mà mỗi con người có thể gặp được trong cuộc sống.
Tất nhiên, chúng ta không thể đợi đến già để biết được mình muốn gì nhất. Thế nên, chúng ta có thể làm những việc sau để rút ngắn thời gian hiểu về những cái "muốn" ở một cuộc đời
1. Thường xuyên lắng nghe nhu cầu của cơ thể, của cảm xúc, của lý trí mình.
2. Tìm cách hiểu và đồng cảm với những người xung quanh, càng nhiều tầng lớp, càng nhiều thế hệ, càng nhiều hoàn cảnh càng tốt.
3. Xem phim hoặc đọc thật nhiều tiểu thuyết cổ điển, kinh điển để hiểu suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật. Các tác phẩm dạng này luôn đưa ra được những dạng cảm xúc điển hình nhất.
4. Tưởng tượng. Tưởng tượng không bao giờ là thừa. Tưởng tượng về những gì mình muốn đạt được và thử nghĩ xem, khi đã đạt được nó rồi, mình sẽ hạnh phúc đến đâu.
5. Cố gắng tách bạch, phân loại, và hệ thống hóa các loại nhu cầu. Xếp chúng thành các thang bậc, tìm ra các đặc trưng, chỉ ra những nguồn lực để mưu cầu nó, và những nguồn lực mà nó mang lại, cả về vật chất cũng như tinh thần.
6. Tìm ra sự thống nhất và liên kết hữu cơ giữa chúng để hạn chế rủi ro do phải đánh đổi giữa những nhu cầu.
7. Vẽ ra một tháp nhu cầu cho riêng mình. Trong cái tháp ấy, chỉ ra một nhu cầu mấu chốt mà mưu cầu được nó sẽ mang lại nhiều nhất những nhu cầu còn lại. Phát biểu rằng tôi muốn thứ đó.
Tất nhiên, chúng ta không thể đợi đến già để biết được mình muốn gì nhất. Thế nên, chúng ta có thể làm những việc sau để rút ngắn thời gian hiểu về những cái "muốn" ở một cuộc đời
1. Thường xuyên lắng nghe nhu cầu của cơ thể, của cảm xúc, của lý trí mình.
2. Tìm cách hiểu và đồng cảm với những người xung quanh, càng nhiều tầng lớp, càng nhiều thế hệ, càng nhiều hoàn cảnh càng tốt.
3. Xem phim hoặc đọc thật nhiều tiểu thuyết cổ điển, kinh điển để hiểu suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật. Các tác phẩm dạng này luôn đưa ra được những dạng cảm xúc điển hình nhất.
4. Tưởng tượng. Tưởng tượng không bao giờ là thừa. Tưởng tượng về những gì mình muốn đạt được và thử nghĩ xem, khi đã đạt được nó rồi, mình sẽ hạnh phúc đến đâu.
5. Cố gắng tách bạch, phân loại, và hệ thống hóa các loại nhu cầu. Xếp chúng thành các thang bậc, tìm ra các đặc trưng, chỉ ra những nguồn lực để mưu cầu nó, và những nguồn lực mà nó mang lại, cả về vật chất cũng như tinh thần.
6. Tìm ra sự thống nhất và liên kết hữu cơ giữa chúng để hạn chế rủi ro do phải đánh đổi giữa những nhu cầu.
7. Vẽ ra một tháp nhu cầu cho riêng mình. Trong cái tháp ấy, chỉ ra một nhu cầu mấu chốt mà mưu cầu được nó sẽ mang lại nhiều nhất những nhu cầu còn lại. Phát biểu rằng tôi muốn thứ đó.
@Tuấn Anh:
Có 2 cách:
1. "Action" thật nhiều để có nhiều trải nghiệm => khám phá bản thân; biết được "Tôi là ai", "Tôi sẽ đi về đâu"
2. Đặt câu hỏi cho tiềm thức, vì cơ bản, mỗi con người sinh ra - đặc biệt là những con người có "tiềm năng lớn", điều đã mang trong mình một sứ mệnh, hoài bão, ý nghĩa với cuộc sống rồi, và nó nằm trong tiềm thức, một trong những cách cơ bản nhất là sử dụng sức mạnh của hình dung, tưởng tượng để tìm ra nó. Ví dụ hãy tưởng tượng nếu bạn mất đi, mọi người rất thương tiếc bạn, mọi người sẽ nói bạn như thế nào, đã làm được điều gì?
1. "Action" thật nhiều để có nhiều trải nghiệm => khám phá bản thân; biết được "Tôi là ai", "Tôi sẽ đi về đâu"
2. Đặt câu hỏi cho tiềm thức, vì cơ bản, mỗi con người sinh ra - đặc biệt là những con người có "tiềm năng lớn", điều đã mang trong mình một sứ mệnh, hoài bão, ý nghĩa với cuộc sống rồi, và nó nằm trong tiềm thức, một trong những cách cơ bản nhất là sử dụng sức mạnh của hình dung, tưởng tượng để tìm ra nó. Ví dụ hãy tưởng tượng nếu bạn mất đi, mọi người rất thương tiếc bạn, mọi người sẽ nói bạn như thế nào, đã làm được điều gì?
@Bùi Huy:
Chắc chắn vẫn là phải qua trải nghiệm, phải luôn ý thức được việc mình làm, điều mình cần và muốn.
Điều mình muốn thì bao la lắm, nhưng điều mình cần cho cuộc sống thực tế thì lại rất đỗi bình thường. Cũng phải trải qua nhiều điều trong cuộc sống thì con người ta mới có thể nhận ra được điều mình muốn và điều mình cần. Không chỉ là qua những sự kiện xảy ra, qua những hành động mình thực hiện, mà còn phải qua cả việc mình tư duy, suy ngẫm lại về những gì mình đã từng trải qua, những bài học mình thu được và xem xét lại bản thân của mình.
@Anh Tuấn:
Câu trả lời cho câu hỏi "Tôi muốn gì" thường không xuất hiện khi bạn đang đắm chìm vào công việc, vào trào lưu, vào đam mê nhất thời. Những cái "muốn" đó có thể không phải là cái "muốn" của bạn mà là cái "muốn" của người khác mà bạn vay mượn để giảm bớt sự hoài nghi, mất phương hướng của mình.
Điều mấu chốt ở đây không phải là "Action" nhiều hơn mà chính là "Stop All Actions".
Điều mấu chốt ở đây không phải là "Action" nhiều hơn mà chính là "Stop All Actions".
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: trong một giai đoạn có các cái Muốn mâu thuẫn nhau thì sẽ giải quyết như thế nào? Làm sao để đánh giá mức độ quan trọng và sự ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc của mỗi cái Muốn?
@Hiển:
- Cái Muốn mâu thuẫn với nhau thì chiếm phần lớn.
- Cái Muốn nào mạnh nhất sẽ chiến thắng.
- Cảm giác hạnh phúc của mỗi cái Muốn là không trọn vẹn, do vì cái Muốn này thì ta lại phải hi sinh cái Muốn khác. Và đây chỉ là cảm giác hạnh phúc tức thời.
- Cảm giác hạnh phúc thực sự, hay hối tiếc thực sự có thể tận lâu sau đó mới xảy ra
- Cái Muốn nào mạnh nhất sẽ chiến thắng.
- Cảm giác hạnh phúc của mỗi cái Muốn là không trọn vẹn, do vì cái Muốn này thì ta lại phải hi sinh cái Muốn khác. Và đây chỉ là cảm giác hạnh phúc tức thời.
- Cảm giác hạnh phúc thực sự, hay hối tiếc thực sự có thể tận lâu sau đó mới xảy ra
@Minh Hiệp:
Phân tích thứ tự các nhân tố tác động:
- thời điểm phát sinh nhu cầu
- vì sao phát sinh nhu cầu
- xác nhận đối tượng X đáp ứng nhu cầu
- vì sao là X mà ko phải Y hay Z
-...
- vì sao phát sinh nhu cầu
- xác nhận đối tượng X đáp ứng nhu cầu
- vì sao là X mà ko phải Y hay Z
-...
...
Vẫn còn rất nhiều quan điểm và ý kiến xoay quanh câu hỏi này. Điều quan trọng không phải bạn trả lời câu hỏi được đặt ra như thế nào mà cần thiết hơn đó là tự đặt mình trong câu hỏi đó để tìm giải đáp phù hợp nhất cho bản thân. Có những cái Muốn nhỏ bé, giản dị và đời thực nhưng cũng sẽ có cái Muốn to lớn, lâu dài và mang tính lý tưởng. Dù là thực hiện và phấn đấu đặt được cái Muốn nào thì giải pháp ý nghĩa nhất vẫn là giải pháp mang đến cho bạn cảm giác Hạnh phúc "trên từng chặng đường đi" và sự thanh thản lúc sau cùng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét