Biến khiếm khuyết thành sức mạnh

Đôi khi điểm yếu lớn nhất của bạn có thể trở thành điểm mạnh lớn nhất. Chẳng hạn như trong câu chuyện sau về một cậu bé mười tuổi quyết định học Judo mặc dù cậu đã mất cánh tay trái trong một tai nạn ôtô.

Cậu bé bắt đầu những bài học đầu tiên với một võ sư già người Nhật. Cậu bé đã làm rất tốt, vì vậy cậu không hiểu sao, trong ba tháng học, thầy giáo chỉ dạy cậu đúng một thế duy nhất.

“Thưa thầy,” cậu bé nói, “Con không nên học thêm những thế võ mới ạ?”

“Đây là thế duy nhất mà con biết, nhưng cũng là thế duy nhất mà con cần biết,” vị võ sư trả lời.

Dù không hiểu, nhưng tin tưởng thầy, cậu bé tiếp tục tập luyện.

Vài tháng sau, vị võ sư đưa cậu đi thi đấu lần đầu tiên. Thật ngạc nhiên, cậu bé chiến thắng dễ dàng cả hai trận đầu. Trận thứ ba khó khăn hơn, nhưng sau một lúc, đối thủ của cậu trở nên mất kiên nhẫn và bị tấn công; cậu bé khéo léo sử dụng thế võ duy nhất của mình để chiến thắng.

Và cậu đã vào đến trận chung kết trong khi vẫn chưa hết ngạc nhiên trước thành công của mình. Lần này, đối thủ của cậu to hơn, khỏe hơn, và nhiều kinh nghiệm hơn. Cậu bé có vẻ bị lấn át và bị tấn công. Lo rằng cậu có thể đau, trọng tài ngừng trận đấu.

Khi ông định thổi còi cho kết thúc trận luôn thì người thầy ngăn lại, “Đừng, cứ để nó tiếp tục.”

Ngay khi bắt đầu trở lại, đối thủ của cậu đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng: anh ta sơ hở, mất thế tự vệ. Ngay lập tức, cậu bé sử dụng thế duy nhất của mình ghìm chặt đối thủ. Cậu đã thắng trận đấu đó và vô địch cả cuộc thi.

Trên đường về, trong lúc xem lại từng trận đấu, cậu lấy hết can đảm để hỏi thầy về điều mà cậu vẫn băn khoăn: “Thưa thầy, tại sao con có thể chiến thắng mà chỉ nhờ vào mỗi một miếng võ?”

“Con thắng vì hai lý do,” người thầy trả lời. “Thứ nhất, con hầu như đã nắm được một trong những thế vật khó nhất của Judo. Và thứ hai, cách duy nhất để đối thủ có thể phòng vệ khỏi miếng võ ấy là phải tóm được cánh tay trái của con.”

Điểm yếu lớn nhất của cậu bé đã trở thành điểm mạnh nhất của cậu!
----------------------------------

- Như vậy, cùng một biến cố xảy ra, với những bi quan chỉ chăm chăm nhìn vào cái mất, cái không được của mình thì sẽ bị kìm hãm bởi những cái mất mát, nhìn cuộc sống với cái nhìn đầy oán thán, tiêu cực. Thay vào đó, chấp nhận cái thiếu hụt của mình, đối diện với nó để tìm ra giải pháp vượt qua nghịch cảnh thì vẫn có thể gặt hái được những thành quả như người khác, thậm chí có thể đạt thành tích cao hơn với nỗ lực, động lực gấp 2, gấp 3 đến từ những mất mát đó.

- Mỗi người hàm chứa những nét riêng không nhầm lẫn trong thế giới này. Họ có sẵn những thế mạnh mà khi được nhìn nhận và phát triển chúng một cách đúng đắn sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối không có đối thủ. Muốn tìm ra các thế mạnh đó, họ trước hết phải yêu thương, tôn trọng chính mình với những gì mình đang có. Lắng nghe tích cực bản thân để sớm ra câu trả lời cho con đường dẫn đến thành công của chính mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét